Vi phạm gây rối trật tự tại trụ sở cơ quan nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #539605 28/02/2020

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Vi phạm gây rối trật tự tại trụ sở cơ quan nhà nước

    Xin chào anh, chị thư viện pháp luật. Hành vi công dân lợi dụng việc khiếu nại tố cáo gây rối tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban huyện, tỉnh để gây rối nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì được xử lý hành chính như thế nào. Căn cứ theo cơ sở pháp lý nào, hồ sơ xử lý gồm các văn bản, thủ tục nào. Nếu công dân vi phạm 6 tháng 1 lần thì có bị xử lý hành chính không, cơ quan cấp nào xử lý và 1 năm 2 lần thì củng cố hồ xử lý hình sự được không. Căn cứ pháp lý.

     
    12013 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #539803   29/02/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau: 

    "Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    ...

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    ...

    h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    ...".

    Anh có thể căn cứ quy định này để tiến hành xử phạt trong trường hợp này nhé. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính cụ thể anh có thể tham khảo hướng dẫn tại Chương III Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Về cơ bản là gồm các bước sau: lập biên bản; xác minh tình tiết vi phạm; giải trình; ra quyết định xử phạt; cưỡng chế.

    Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

    "Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    ...".

    Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

    "Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

    1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

    ..."

    Theo đó trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được xem là chưa bị xử phạt hành chính. Ngược lại nếu vi phạm trong thời hạn 01 năm này thì vẫn tính là đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi đó đã đủ yếu tố để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 nêu trên. Do đó, như anh đề cập nếu 6 tháng họ vi phạm một lần thì anh có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #539814   29/02/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
     
     
    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
     
    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
     
    b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
     
    c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
     
    d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
     
    đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
     
    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
     
    g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
     
    h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
     
    i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
     
    k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
     
    l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
     
    m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
     
    4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
     
    a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
     
    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".
     
    ...
     
    Như vậy, nếu không đến mức truy cứu TNHS thì còn xem xét hành vi gây rối ở đây có sử dụng vũ khi thô sơ hay không? Nếu có thì sẽ bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, nếu không thì Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #539866   29/02/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có hành vi gây rối trật tự công cộng đủ độ tuổi chịu trách nhiệm và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

    Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

     

     
    Báo quản trị |