Vi bằng là gì? Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024

Chủ đề   RSS   
  • #614712 01/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (982)
    Số điểm: 16703
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 329 lần
    SMod

    Vi bằng là gì? Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024

    Vi bằng là gì, vi bằng có được dùng làm bằng chứng không? Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024 được thực hiện như thế nào?

    Vi bằng là gì? Có dùng vi bằng làm bằng chứng được không?

    Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

    Theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng như sau:

    - Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

    - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

    - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

    - Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

    Như vậy, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi đó là có thật do cơ quan có thẩm quyền lập khi cá nhân có yêu cầu. Vi bằng cũng là một nguồn chứng cứ để Toà án xem xét giải quyết vụ việc dân sự và hành chính.

    Thủ tục lập vi bằng mới nhất 2024

    Theo Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thủ tục lập vi bằng như sau:

    - Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

    Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

    Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

    - Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

    - Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

    Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

    Như vậy, vi bằng sẽ được lập trực tiếp, do Thừa phát lại chứng kiến và lập. Thừa phát lại phải ký vào từng trang vi bằng, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu.

    Những lỗi nào khi lập vi bằng được phép sửa chữa?

    Theo Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng như sau:

    - Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.

    - Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.

    - Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.

    Như vậy, vi bằng có sai sót kỹ thuật khi ghi chép, đánh máy, in ấn mà nếu sửa lại không ảnh hưởng đến tính xác thực của vấn đề được lập vi bằng thì sẽ được sửa lại và phải sửa tại văn phòng Thừa phát lại đã lập chính vi bằng đó.

     
     
    125 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận