Về Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức

Chủ đề   RSS   
  • #119980 26/07/2011

    huynhhongdung

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:26/07/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Về Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật đối với công chức

    Về Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/5/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công c

    Việc thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật Theo Mục a Khoản 1 Điều 16 của Nghị định trên: (Không thành lập Hội đồng kỷ luật)
    a) Trường hợp cơ quan sử dụng công chức có đơn vị cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể công chức....... sử dụng công chức.
    Tôi không hiểu có đơn vị cấu thành là như thế nào? Đề nghị các Luạt sư tư vấn giúp

     
    29288 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhhongdung vì bài viết hữu ích
    VPDKLA (30/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #120165   27/07/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Thuật ngữ này chưa có giải thích chính thức, nhưng có thể hiểu nôm na thế này:

    Cơ quan sử dụng công chức có đơn vị công tác cấu thành là cơ quan trong đó có các bộ phận hoạt động mang tính độc lập tương đối và các bộ phận này kết hợp lại tạo nên một cơ quan hoàn chỉnh.

    Cơ quan sử dụng công chức không có đơn vị công tác cấu thành là cơ quan không có các bộ phận như trên.

    Lây ví dụ như sau để dễ hiểu hơn:

    - TAND cấp tỉnh là một cơ quan sử dụng công chức có đơn vị công tác cấu thành. Trong đó các đơn vị công tác cấu thành là Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa lao động, Tòa hành chính...

    Khi một công chức thuộc một Tòa nào đó (VD là Tòa hình sự chẳng hạn) có hành vi vi phạm pháp luật thì người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức là Chánh án chứ không phải là Chánh tòa hình sự chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp. Và thành phần dự họp là toàn thể công chức của Tòa hành sự chứ không phải là toàn thể công chức của TAND tỉnh.

    - TAND cấp huyện là một cơ quan sử dụng công chức không có đơn vị công tác cấu thành vì không có các bộ phận độc lập.

    Khi một công chức thuộc Tòa án cấp huyện có hành vi vi phạm pháp luật thì người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức là Chánh án Tòa án huyện đó chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp. Và thành phần dự họp là toàn thể công chức của Tòa án huyện đó.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/07/2011 01:28:48 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #301878   12/12/2013

    sonsonv
    sonsonv

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Nói như vậy, thì tại một số trường học Trung học phổ thông, trung học cơ sở có các tổ như tổ văn, sử, địa, toán, lý.... hoặc cao hơn nữa thì các trường Trung cấp, cao đẳng, đại học có các khoa tại các tổ hoặc khoa đều có tổ trưởng và có hưởng phụ cấp vậy khoa, tổ có được xem là đơn vị cấu thành không? nên điểm a, b khoản 1 Điều 16 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức chưa thực sự rõ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn sonsonv vì bài viết hữu ích
    ngocduong102 (09/04/2024) VPDKLA (28/06/2017)
  • #308684   10/02/2014

    Cám ơn bạn nhiều nha!

     
    Báo quản trị |  
  • #459114   28/06/2017

    chào các bạn!

    Tôi cũng đang nghiên cứu Điều 15,17 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 206/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, trong đó cũng có thuật ngữ "đơn vị cấu thành" rất khó hiểu. Văn phòng đăng ký đất đai 1 cấp có các Chi nhánh tại các huyện, như vậy các chi nhánh có phải là "đơn vị cấu thành" không? Mong các bạn giúp đỡ!

    Xin cám ơn!

     
    Báo quản trị |