Vay tín chấp không có khả năng trả nên gia đình tôi đi làm ăn xa giờ muốn trả có bị xem là đã bỏ trốn không?

Chủ đề   RSS   
  • #535289 19/12/2019

    Phuongnguyen299268

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vay tín chấp không có khả năng trả nên gia đình tôi đi làm ăn xa giờ muốn trả có bị xem là đã bỏ trốn không?

    Em chào luật sư ạ. Luật sư cho em hỏi, năm 2016 em có vay mua xe trả góp của ngân hàng HD Sài Gòn, mỗi tháng phải góp là 2.500.000, em đã đóng được 10 tháng, nhưng sau đó do chồng em bị mất việc và em kinh doanh thua lỗ, và có hai con nhỏ nên em ko có khả năng thanh toán khoản nợ. Trong thời gian đó em bị mất sim điện thoại nên ngân hàng không liên hệ được cho em.

    Nhưng bên phía ngân hàng có đến nhà bố mẹ em và em có nhờ mẹ em nói với họ về hoàn cảnh của họ và mẹ em có hứa là chừng nào vợ chồng em ổn định sẽ thu xếp trả lại khoan nợ.Sau đó vợ chồng em vào Sài Gòn xin việc, thời gian này em sống phụ thuộc vào chồng vì chăm con nhỏ và không có đi làm, đến năm 2019 em mới bắt đầu tìm đc việc làm và có công việc ổn định. Trong thời gian vợ chồng em đi Sài Gòn thì em có xin xacs nhận tạm trú của địa phương nơi em sinh sống. Nay, Em có chủ động liên hệ với bên ngân hàng để xin được thanh toán tiếp khoản nợ góp theo từng tháng. Luật sư cho em hỏi, trường hợp của em có bị tính là bỏ trốn không ạ? Và nếu bị khởi kiện thì em sẽ bị tội gì ạ? Em cảm ơn luật sư.

     
    1525 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Phuongnguyen299268 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537205   11/01/2020

    thanhk47a1
    thanhk47a1

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 435
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 95 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp của bạn sẽ không được tính là bỏ trốn nhé!

    Công dân có quyền tự do cư trú nên việc cư trú ở đâu là quyền của người dân, nay bạn có thể cư trú ở Hà Nội, mai bạn có thể ở Đà Nằng, mốt bạn có thể ở Sài Gòn là điều bình thường!

    Còn việc bạn vay trả góp của Ngân hàng chỉ là quan hệ dân sự, trường hợp bên chưa trả hoặc không trả, Ngân hàng có thể kiện bạn ra Tòa để Tòa đòi tiền của bạn!

    Trân trọng tư vấn!

    Các bạn bấm CẢM ƠN cho mình nhé!

    "Rồi em sẽ gặp được một người khiến em tha thứ cho mọi bất công của cuộc đời mình!"

    Tạp chí Khoa học pháp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhk47a1 vì bài viết hữu ích
    codupha (12/01/2020)
  • #537242   12/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Nếu như phía bên ngân hàng tiến hành khởi kiện bạn ra tòa án dân sự thì hình thức bạn phải chịu như sau:

    Bạn có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay khi đến hạn căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

    “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Sau đó, khi tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực thì bên ngân hàng có quyền yêu cầu bên thi hành án thi hành bản án quyết định, bên thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành theo quy định đó là yêu cầu bạn trả lại tiền (khi ra quyết định thi hành án theo điểm b Khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án 2008)

    “1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây:

    […]

    b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;”

     

     

     
    Báo quản trị |