VAY TÍN CHẤP CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

Chủ đề   RSS   
  • #508539 27/11/2018

    lllhaidangpro8xlll

    Male
    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    VAY TÍN CHẤP CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

    Thưa Luật sư tôi xin được tư vấn trường hợp của tôi như sau:

    Tôi có vay tín chấn của Fe Credit số tiền 20 triệu đồng, hợp đồng đóng 24 tháng, mỗi tháng đóng 1.366.000 đồng. Từ khi  ký hợp đồng vay tín chấp đến khi nhận được tiền thì tôi không nhận được bất cứ hợp đồng vay nào cả, nhưng trên giấy báo nợ thì số tiền vay của tôi là trên 21.000.000đồng, tiền mua bảo hiểm trên 1.000.000 đồng.

    Tôi đã đóng được 6 tháng, vì hoàn chảnh gia đình đang gặp khó khăn nên đến hiện tại tôi chưa đóng thêm tháng nào cả, đến thời điểm hiện tại tôi đã nợ của Fe Credit 6 tháng chưa đóng, trong thời gian 6 tháng không đóng đó tôi có gọi điện thoại cho Fe Credit để xin giảm lãi suất và lãi phạt chỉ trả nợ gốc, bên Fe Credit kêu tôi muốn thanh lý hợp đồng thì phải đóng 18 triệu ( đã giảm lãi phạt và lãi xuất, chỉ trả nợ gốc), nhưng tôi rất khó khăn không có 18 triệu trả 1 lần nên tôi xin trả dần trong 6 tháng, bên của Credit không đồng ý, Fe Credit nói nếu muốn trả dần thì phải đóng trước 9 triệu, 9 triệu còn lại đóng trong 3 tháng mỗi tháng 3 triệu. Tôi xin đóng lại theo hợp đồng ban đầu là đóng hàng tháng với số tiền 1.366.000đồng, đóng đủ 24 tháng, nhưng họ cũng không đồng ý, họ nói tôi đã vi phạm nghiệm trọng chế độ trả nợ.

    Nếu tôi không đóng được như vậy thì họ nói sẽ khởi kiện hình sự tôi vì tội lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.

    Vậy thưa luật sư cho tôi xin hỏi là tôi có thể bị Fe Credit khởi kiện hình sự không, nếu như vậy tôi sẽ bị xử lý như thế nào, có bị phạt ở tù không ạ.

    Hiện tại tôi rất đang bế tắc, kính mong các luật sư xem xét và tư vấn cho tôi.

    Tôi Xin Chân Thành Cảm Ơn.

     
    2320 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508632   28/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Khoản 1 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”. 

    Nếu vay tín chấp ở ngân hàng mà không có khả năng trả nợ thì chỉ là quan hệ dân sự, chưa có dấu hiệu tội phạm. Nếu không trả được nợ đúng hạn hoặc mất khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ tuyên bản án buộc người vay phải thanh toán khoản nợ đó. Nếu sau khi tòa án xét xử mà người vay vẫn không chấp hành bản án thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Nếu người vay không có tài sản riêng để thi hành thì khi nào người vay có tài sản, thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên, phong tòa tài sản... để thu hồi số tiền còn nợ theo bản án cho ngân hàng.

    Nếu người vay dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả khoản nợ đó thì người vay mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu người vay không có mục đích chiếm đoạt số tiền đó, mà chỉ khó khăn chưa trả được nợ thì vụ việc chỉ là quan hệ dân sự như đã nói ở trên. Tuy nhiên, về nguyên tắc thì có vay, có trả, người vay nợ ngân hàng thì cũng phải tìm phương án trả nợ và có những thỏa thuận hợp lý mà bên cho vay có thể chấp nhận được để tránh mâu thuẫn, tranh chấp căng thẳng có thể xảy ra. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    lllhaidangpro8xlll (29/11/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;