Vay tiền FE trễ 1 tháng có bị đưa vô tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản kg vậy?

Chủ đề   RSS   
  • #517934 09/05/2019

    Leenguyen1991

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vay tiền FE trễ 1 tháng có bị đưa vô tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản kg vậy?

    Xin chào luật sư!. Tôi có vay tiền mặt FE 44 triệu. Nay tôi làm ăn thất bại. Nên tôi đóng trễ 1 tháng. Tôi vẫn đang ở tai địa phương nơi đăng ký hộ khẩu. Nay ngân hàng gửi thông báo là hồ sơ thưa kiện của tôi đã được gửi đến toà án tphcm. Ngân hàng yêu cầu sử lý tôi về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tôi xin hỏi luật sư nếu như vậy tôi có bị buộc tội như trên không thưa luật sư

    Ngoài ra, nếu vay mượn tiền mặt Không còn khả năng vay trả. Thì điều đầu tiên tôi nên làm gì?
    Nếu hợp đồng vay mượn tới hạn góp mà tôi không còn khả năng trả góp. Tôi phải trình báo cơ quan có thẩm quyền hay là thông báo cho ngân hàng mà nơi tôi đã làm hợp đồng vay mượn. tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi cách giải quyết vấn đề như đc nêu trên. Tôi xin chân thành cảm ơn.!
     
    2470 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518093   13/05/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    Nếu mới chỉ 1 tháng thì họ hù dọa vậy thôi, chứ họ chưa gửi hồ sơ đến tòa đâu.

    Bạn chỉ cần nói chuyện với FE, và nếu có thể thì nên ghi âm lại

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518771   24/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Về vấn đề của bạn, mình có một số điều tư vấn như sau:

    Điều 453 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

    “Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

    1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Khi bạn vay tiền mặt và đã thiết lập hợp đồng trả góp với công ty tài chính, trong đó quy định về nghĩa vụ phải trả tiền (gồm trả nợ gốc và lãi) theo nhiều kỳ hạn cho tới khi thanh toán xong.

    Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ trả tiền:

    "1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

    2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

    3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.”

    Trường hợp bạn quá hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà vẫn không có khả năng chi trả số tiền trả góp đó cho bên FE thì căn cứ Điều 357 Bộ Luật Dân sự 2015 bạn phải có trách nhiệm như sau:

    “1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”.

    Căn cứ quy định trên, với việc chậm trả tiền thanh toán thì bạn sẽ phải trả lãi với đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    Mức lãi suất chậm trả được xác định theo thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định về lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ Luật này.

    Trường hợp của bạn là do làm ăn thua lỗ nên có thể thỏa thuận với FE về việc gia hạn thời hạn trả nợ, cam kết bồi hoàn tiền nợ lẫn bồi thường chi phí chậm trả.

    Nếu không thỏa thuận được và bạn không trả số tiền hoặc không trả đủ số tiền đã chậm trả thì phía FE sẽ có quyền khởi kiện bạn tới cơ quan tòa án cấp huyện nơi bạn cư trú, buộc bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

    Ngoài ra, nếu người vay là bạn có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả tiền thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017)

    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tinh1445 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/07/2019)
  • #524013   28/07/2019

    Theo Điều 440 về nghĩa vụ trả nợ và Điều 453  quy định trả chậm, trả dần của BLDS 2015 và Điều 174 BLHS 2017 thì trường hợp trả chậm 1 tháng  không quy vào tội chiếm đoạt tài sản.

    Theo đó bạn có thể thỏa thuận với FE về việc gia hạn thời hạn trả nợ vì bạn đang gặp tình cảnh khó khăn. 

    Nếu không thỏa thuận được thì FE có quyền khởi kiện bạn lên tòa án nơi bạn sinh sống và làm việc ( cư trú ) và buộc bạn phải trả nợ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/07/2019)
  • #528579   19/09/2019

    HuyTam12
    HuyTam12

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vay tiền FE

    E vay bên FE số tiền là 62tr vay theo người đi làm không hưởng lương và e có chậm bên FE hơn 2 tháng nay và bên nhân viên bên ngân hàng đòi đưa hình ảnh e lên facebook và zalo là e lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cho e hỏi họ có được quyền làm như vậy không ạ
     
    Báo quản trị |