Thứ nhất, quy định về hợp đồng vay thế chấp
Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay như sau: “Hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về bảo đảm tiền vay, cụ thể: “Các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoản vay trong từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng hình thức bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên và tùy thuộc vào quy chế cho vay của mỗi Ngân hàng mà các bên có thể thỏa thuận tài sản bảo đảm cho khoản vay, không hạn chế về số lượng tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Thứ hai, về giá trị tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay:
Theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về bảo đảm tiền vay, cụ thể: “Các bên thoả thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng hình thức bảo đảm đối với khoản vay trong từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng hình thức bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
Như vậy, không nhất định giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm mà có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo khả năng thanh toán, các Ngân hàng thường quy định phải có tài sản thế chấp khi vay tiền và tài sản thế chấp thường lớn hơn tài sản vay.