Theo quy định của Điều 486 Bộ luật Dân sự 2015:
Lãi suất khi vay sẽ do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất; thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định; thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi; nhưng không xác định rõ lãi suất; và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì:
Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn cao hơn mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn được pháp luật quy định thì mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn vượt quá không có hiệu lực; số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.
Như vậy, từ quy định trên và quy định tại Điều 486 Bộ luật Dân sự 2015; thì khi đi vay nếu vay lãi nặng thì khoản lãi suất vượt quá 20%/năm về mặt lý thuyết sẽ không được tính nên có thể khởi kiện dân sự đối với người cho vay lãi nặng để có thể yêu cầu vô hiệu phần lãi suất vượt quá 20%/năm.
Theo Điều 201 Bộ luật Hình sự và Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người cho vay trong giao dịch dân sự chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng khi:
- Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (tức trên 20%/năm);
- Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
- Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
- Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản; nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, khoản tiền thu lợi bất chính là khoản tiền phát sinh từ mức lãi suất vượt quá mức lãi suất nêu trên. Tuy nhiên nếu cho vay vượt quá mức lãi suất; mà Nhà nước quy định nhưng người vay chưa trả khoản tiền từ mức lãi suất vượt quá thì chưa cấu thành hành vi cho vay lãi nặng.
Tố cáo cho vay nặng lãi ở đâu?
Theo khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì:
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
Đơn tố giác tội phạm nộp tại một trong những địa điểm sau:
+ Công an xã/phường;
+ Công an huyện/quận/thị xã/thị trấn;
+ Công an tỉnh;
+ Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện/tỉnh;
+ Toà án;
+ Viện kiểm sát;
Hoặc nhắn tín và tin nhắn tố giác tội phạm của các cơ quan trên trên các nền tảng mạng xã hội để được giải quyết đơn tố giác.