Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo đó, nội dung hợp đồng sẽ đảm bảo không vi phạm điều cấm của luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ:
Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp bên bạn, bên cho vay sẽ chỉ có quyền khởi kiện bên bạn ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự với lý do bạn vi phạm hợp đồng chứ không có quyền yêu cầu bên đòi nợ thuê tham gia.
Trên thực tế, trong trường hợp của bạn thì bạn có thể tiếp tục thực hiện thanh toán khoản vay này qua các kênh thanh toán bên bạn thỏa thuận với bên cho vay thì người ta sẽ không làm phiền bạn nữa.