Vật nuôi có được quyền thừa kế tài sản?

Chủ đề   RSS   
  • #513886 18/02/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Vật nuôi có được quyền thừa kế tài sản?

    Vật nuôi có được quyền thừa kế tài sản?

    >>> Tổng hợp các nội dung cần biết về thừa kế

    Trên thực tế không ít các trường hợp những người có gia tài kết xù trước khi chết đã làm di chúc để lại cho vật nuôi của họ (chó, mèo,...) với mong muốn thú cưng có một cuộc sống đầy đủ như lúc còn chung sống với họ.

    Vậy điều này có được pháp luật công nhận hay không?

    Theo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 609):

    Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

    Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người thừa kế:

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Theo quy định trên thì việc quy định cá nhân là đối tượng được hưởng thừa kế thì cụm "Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế." phải hiểu như thế nào cho đúng? Về vấn đề này mình chưa thấy có nội dung hướng dẫn liên quan hay nói cách khác là chưa có qui định rõ ràng (chứ không hẳn là cấm)

    Tuy nhiên theo quan điểm của mình thì người để lại thừa kế khi thực hiện việc tạo lập di chúc cho chính thú cưng của mình là đang thực hiện quyền "định đoạt tài sản" – là một thuộc tính của quyền sở hữu đối với tài sản. Tuy nhiên, thú cưng là loài động vật bậc thấp hơn con người, chúng không thể thực hiện các quyền đối với tài sản (mua, bán,...).

    Người để lại di chúc có thể thực hiện quyền của mình trog việc định đoạt tài sản  Tuy nhiên, nếu nội dung đó trái luật thì di chúc sẽ bị vô hiệu. Luật pháp qui định ra sao là dành cho đối tượng “con người”, để điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người chứ không phải giữa con người với con vật. Nên việc để lại di chúc cho con vật đối với pháp luật Việt Nam không có giá trị pháp lý.

    Vì vậy khi muốn để lại tài sản cho thú cưng, người để lại thừa kế có thể:

    Có thể lập một bản thừa kế với nội dung: Người nhận thừa kế phải có nghĩa vụ trông coi, chăm sóc thú cưng của người để lại di sản sau khi người đó qua đời. Có thể hiểu, đây là bản di chúc đi kèm nghĩa vụ.

    Theo đó, người nhận thừa kế sẽ có nghĩa vụ chăm sóc, trông coi thú cưng của người đã mất để được hưởng phần di sản. Trong trường hợp không chăm sóc được thú cưng này thì quyền hưởng di sản cũng sẽ chấm dứt. Điều này có thể đảm bảo được việc thú cưng vẫn được chăm sóc sau khi chủ qua đời đồng thời đảm bảo được tính hợp pháp của bản di chúc.

    Bạn có quan điểm khác về vấn đề này không thì trao đổi bên dưới nhé!

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 19/02/2019 08:11:10 SA
     
    7750 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận