Vấn đề về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Chủ đề   RSS   
  • #291749 16/10/2013

    phapcheapt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

    Thưa luật sư tôi có trường hợp sau xin được tư vấn:

    Gia đình tôi có cho 1 người vay số tiền là 500 triệu đồng trong thời gian là 6 tháng. Quá 6 tháng nhưng người này chỉ trả lại cho gia đình tôi số tiền là 200 triệu đồng và không trả nữa. Khi cho vay hai bên có viết giấy cho vay tiền và biên nhận tiền rõ ràng, Do không thể đòi lại số tiền còn lại nên gia đình tôi đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án.

    Để đảm bảo sau khi vụ án được xét xử tôi có khả năng thu hồi tôi đã đi tìm hiểu tài sản của người vay tiền và được biết người này có sở hữu 1 căn nhà ở quận Bình Thạnh. Căn nhà thuộc quyền sở hữu của người này và vẫn chưa cấm cố hay thế chấp. Tôi có làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngăn chặn không cho người này chuyển nhượng căn nhà hay cầm cố thế chấp để đảm bảo sau này khi tôi yêu cầu thi hành án người này có tài sản để thi hành. 

    Tuy nhiên Tòa án đã từ chối yêu cầu của tôi vì cho rằng tôi chỉ yêu cầu người vay tiền trả số tiền còn lại là 300 triệu đồng nên căn nhà này không thuộc đối tượng tranh chấp của vụ án nên không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn được. 

    Vậy tôi xin hỏi Tòa án từ chối yêu cầu của tôi như vậy có đúng không?

     
    6593 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #291990   17/10/2013

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Căn cứ nội dung bạn trình bày bạn đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không để cho bên bị đơn chuyển nhượng nhà ở Bình Thạnh là không có cơ sở. Tòa án trả lời là có căn cứ pháp lý. Cụ thể: Điều 102 bộ luật TTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 quy định:

    Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

    1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

    2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

    3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

    4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

    5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.

    6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

    7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

    8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

    9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.

    10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

    11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

    12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

    13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định". Như vậy trong trường hợp này ngôi nhà ở Bình Thạnh không thuộc tài sản tranh chấp nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là không đúng. Bạn chỉ có thể đề nghị Tòa án áp dụng biên pháp Phong tỏa tài sản tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN - CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hotline: 0987.756.263/0947.347.268 - ĐT: 04.8585 7869