Về vấn đề về sao chép tác phẩm trong trường hợp bạn đưa ra mình đưa ra ý kiến của mình như sau:
Thứ nhất, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản và vấn đề sao chép tác phẩm là thuộc quyền tài sản theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.
Thứ hai, trong trường hợp này người giảng viên là người của đơn vị được đơn vị cấp kinh phí làm đề tài nghiên cứu. Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả:
"1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Do vậy, giảng viên này là tác giả của tác phẩm còn chủ sở hữu của tác phẩm này là đơn vị nơi giảng viên này công tác nên khi giảng viên này muốn sao chép tác phẩm phải được sự đồng ý của đơn vị và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm.
Thứ ba, nếu người giảng viên này chỉ sao chép tác phẩm với mục đích nghiên cứu để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình thì thuộc trường hợp không cần xin phép chủ sở hữu và không phải trả tiền nhuận bút theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ:
"1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
Trên đây là ý kiến quan điểm của mình về vấn đề bạn nêu ra.·