Vấn đề mang thai hộ

Chủ đề   RSS   
  • #507419 13/11/2018

    luatsunguyenvanhiep.law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2018
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 8 lần


    Vấn đề mang thai hộ

    Cho em xin hỏi một trường hợp sau thì cần giải quyết như thế nào ạ??
     
    Tháng 1 năm 2016, A kết hôn với B. Tháng 11/2016, vợ chồng A và B đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản yêu cầu được thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản. Qua khám bệnh, các bác sỹ đã kết luận noãn của chị B không có khả năng thụ thai. Vợ chồng A và B đã nhất trí tiến hành áp dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách lấy tinh trùng của A thụ tinh trong ống nghiệm với noãn của chị C (là em gái của 😎. Sau đó, B đã mang thai.
    Sau đó 5 tháng, do mâu thuẫn gia đình, chị B đã tới phòng khám chuyên khoa phụ sản của bác sỹ N đề nghị phá thai. Bác sỹ N đã tiến hành phá thai cho chị B.
    Hỏi:
    1. Gia đình anh A có được phép ngăn cản việc chị B phá thai hay không? Tại sao?
    2. Giả sử trường hợp vợ chồng A và B không phát sinh mâu thuẫn nhưng khi đi siêu âm đã được bác sỹ chẩn đoán giới tính thai nhi là nữ và vợ chồng A và B quyết định phá thai. Xác định những hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống này.
    3. Giả sử trong trường hợp bác sỹ kết luận là chị B không có khả năng mang thai thì vợ chồng A và B có thể nhờ chị C mang thai hộ hay không? Tại sao?
    4. Giả sử để thuyết phục chị C cho noãn, vợ chồng A và B đã hứa sẽ trả cho chị C số tiền là 50 triệu đồng nhưng nay vợ chồng A và B không trả thì chị C có quyền đòi vợ chồng A và B số tiền trên hay không? Tại sao?
     
    2751 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507422   13/11/2018

    Trong trường hợp bác sỹ kết luận là chị B không có khả năng mang thai thì vợ chồng A và B có thể nhờ chị C mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    Về phía vợ chồng A và B:

    - Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc B không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

    - A và B đang không có con chung;

    - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

    Về phía chị C:

    -  Là người thân thích cùng hàng của A hoặc B;

    - Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

    - Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

    - Nếu chị C đã có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

    - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrinh1996 vì bài viết hữu ích
    luatsunguyenvanhiep.law (05/12/2018)
  • #507423   13/11/2018

    Trong trường hợp vợ chồng A và B không phát sinh mâu thuẫn nhưng khi đi siêu âm đã được bác sỹ chẩn đoán giới tính thai nhi là nữ và vợ chồng A và B quyết định phá thai có 2 hành vi vi phạm đó là: hành vi siêu âm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi và hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

    Căn cứ pháp lý: Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrinh1996 vì bài viết hữu ích
    luatsunguyenvanhiep.law (13/11/2018)
  • #533853   29/11/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Tất nhiên gia đình có quyền ngăn cản người vợ phá thai rồi. Trước tiên là vấn đề về đạo đức. Sau đó đối với chế tài, Điều 54 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.



     

     
    Báo quản trị |