Đối với chia hiện trạng quyền sử dụng đất: Khi giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất, việc chia bằng hiện vật là được ưu tiên. Chỉ trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì mới chia giá trị. Để chia được bằng hiện vật, bắt buộc phải có bản vẽ hiện trạng diện tích đất tranh chấp và phải bảo đảm các yếu tố sau:
+ Việc chia diện tích phải đảm bảo không vi phạm diện tích tối thiểu được tách thửa. Ở địa bàn mỗi tỉnh, UBND tỉnh đều có ban hành diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng khu vực. Ví dụ UBND Tp. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 33/2014/QĐ-UB ngày 15/10/2014 thì khu vực Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11... thì diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở chưa có nhà là 50m2 và đất ở có nhà là 45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m...
+ Việc chia hiện trạng phải đảm bảo lối đi chung cho các chủ sử dụng đất phía trong. Diện tích dùng làm lối đi không được trừ vào diện tích mà các chủ sử dụng đất phía trong được chia.
- Về chia hiện trạng nhà: Hiện có nhiều quan điểm khác nhau như sau:
+ Quan điểm 1: Khi chia hiện trạng nhà thì vẫn phải đảm bảo diện tích tối thiểu tách thửa theo quy định của từng địa phương (ví dụ như theo Quyết định 33/2014/QĐ-UB ngày 15/10/2014 thì khu vực Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11... thì diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở có nhà là 45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m...
+ Quan điểm 2: Khi chia hiện trạng nhà thì không bị khống chế bởi diện tích tối thiểu tách thửa vì quy định diện tích tối thiểu như các quyết định đã viện dẫn là quy định diện tích tối thiểu để tách thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn việc Toà án chia nếu nhỏ hơn diện tích quy định thì vẫn được chấp nhận vì có thể nhập diện tích được chia vào diện tích thửa khác để sử dụng.
=> Do đó hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất khi áp dụng