> Văn bản nổi bật từ 29/09 – 05/10/2014
> Xử phạt xe máy không nộp phí bảo trì đường bộ từ 01/11/2014
Sau đây là những văn bản nổi bật trong tuần qua (từ ngày 06 – 12/10/2014):
1. Thông tư 27: Hướng dẫn lấy ý kiến xây dựng chính sách về lao động
Ngày 06/10/2014, BLĐTBXH đã ban hành Thông tư 27/2014/TT-BLĐTBXH để hướng dẫn việc lấy ý kiến tổ chức đại diện NLĐ, NSDLĐ ở địa phương khi xây dựng chính sách, pháp luật và những vấn đề về quan hệ lao động.
Theo Thông tư, nội dung lấy ý kiến bao gồm:
- Chính sách pháp luật liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật về lao động do HĐND và UBND ban hành.
- Các giải pháp phát triển quan hệ lao động của tỉnh, thành phố; biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động, và báo cáo định kỳ về quan hệ lao động tại địa phương.
- Các vấn đề khác theo yêu của UBND cấp tỉnh.
Thông tư cũng quy định thêm hình thức lấy ý kiến thông qua các tổ công tác, ban chỉ đạo, nghiên cứu có sự tham gia của tổ chức đại điện NLĐ/NSDLĐ.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 21/11/2014 và thay thế Thông tư 04/2006/TTLT/BLĐTBXH-TLĐLĐVN.
2. Thông tư 29: Quy định về bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn
Ngày 09/10/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 29/2014/TT-NHNN để hướng dẫn việc bảo lãnh Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn sản xuất, kinh doanh.
Trong Thông tư có các nội dung quan trọng như:
- Bên cho vay và Ngân hàng Phát triển (VDB) phải có thỏa thuận bằng văn bản về việc phối hợp thực hiện cho vay có bảo lãnh với các nội dung theo quy định.
- Bên cho vay, VDB và khách hàng phải có thỏa thuận để đảm bảo bên cho vay có quyền tiếp nhận và xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp VDB từ chối thực hiện nghĩa vụ.
- Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của VDB.
- Bên cho vay và VBD phải thỏa thuân cụ thể các trường hợp từ chối bảo lãnh căn cứ theo 02 trường hợp gốc sau:
+ Bên cho vay giải ngân vốn không đúng mục đích
+ Bên cho vay kiểm tra giám sát không chặt chẽ việc giải ngân vốn.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2014.
3. Thông tư 31: Ban hành mẫu biển báo an toàn điện mới
Ngày 02/10/2014, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 31/2014/TT-BCT để hướng dẫn một số nội dung về an toàn điện.
Một trong những nội dung chính của Thông tư là thay đổi quy cách các biển báo nguy hiểm, như:
- Biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” của đường dây dẫn điện cao áp trên không, biển này phải đặt trên tất cả cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy;
- Biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” của đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các loại đường ống;
- Biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt trên cửa hoặc cổng ra vào trạm điện có tường rào bao quanh.
Những biển báo có cùng nội dung nhưng khác về quy cách với biển báo mới phải được thay thế trước ngày 1/7/2016.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18/11/2014.
4. Công văn 3648: Hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh, sinh viên
Ngày 30/09/2014, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn 3648/BHXH-BT để hướng dẫn việc tham gia BHYT và mức hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh, sinh viên.
Theo đó, mức đóng BHYT của HS-SV và mức hỗ trợ sẽ thực hiện như sau:
- HS-SV thuộc hộ cận nghèo, mức đóng BHYT là 4,5% mức lương cơ sở, ngân sách NN sẽ hỗ trợ 70% mức đóng.
- HS-SV thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo từ 2013 hoặc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo đóng theo mức trên và được hỗ trợ 100% mức đóng.
- HS-SV không thuộc nhóm đối tượng trên đóng theo mức 3% mức lương cơ sở và được ngân sách hỗ trợ tối thiểu là 30%.
Hồ sơ, quy trình tham gia BHYT cho các đối tượng sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn này.
Có một điều không bao giờ thay đổi, đó là " Mọi thứ đều thay đổi"