Vai trò và quyền lực của Thẩm phán các cấp Hoa Kỳ trong thể chế "Tam quyền phân lập"

Chủ đề   RSS   
  • #446187 09/02/2017

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Vai trò và quyền lực của Thẩm phán các cấp Hoa Kỳ trong thể chế "Tam quyền phân lập"

    Cuộc chiến pháp lý xung quanh Sắc lệnh 13769 về việc cấm nhập cảnh đối với 7 quốc gia Hồi giáo (Iran, Iraq, Syria, Sudan, Somali, Lybia và Yemen) của Tổng thống Mỹ - Donald Trump là đề tài nóng hổi suốt những ngày vừa rồi. Hồi kết của cuộc chiến pháp lý này vẫn chưa có, tuy nhiên đây có thể xem là một ví dụ thực tế rất đáng giá chứng minh cho sự tối ưu về sự phân chia quyền lực ở giới cầm quyền Hoa Kỳ.

    Khi mà quyền lực được phân chia cho "Lập pháp", "Hành pháp" và "Tư pháp", sự chi phối lẫn nhau giúp tránh sự lạm quyền của một trong ba tổ chức này. Ở đó, vai trò của Thẩm phán Tòa án các cấp (Từ cấp Bang đến cấp Liên Bang) được đề cao.

    Ngay từ khi những ngày đầu Hiến pháp Mỹ còn thai nghén, việc trao cho Thẩm phán quyền phủ quyết Tổng thống cũng là một câu chuyện cực kỳ thú vị về những lập luận và quan điểm của các nhà làm luật ở Mỹ. (Tham khảo thêm ở cuốn sách Lịch sử hình thanh Hiến pháp Hoa Kỳ của tác giả Nguyễn Cảnh Bình).

    Nguồn ảnh: Người đưa tin

    Và cuối cùng người ta cũng đi đến thống nhất là trao cho Thẩm phán quyền phủ quyết Tổng thống.

    "Tam quyền phân lập" là mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Ở đó, Tòa án các cấp (tư pháp) nắm quyền tư pháp và có quyền phủ quyết Tổng thống (hành pháp). Hệ thống Tòa án ở Hoa Kỳ có ba cấp độ: Tòa án bang sơ thẩm, Tòa án Bang phúc thẩm và Tòa án liêng Bang tối cao. Tất cả các tòa án ở các cấp đều có quyền xem xét những luật, đạo luật được ban hành có phải là văn bản vi hiến hay xâm phạm lợi ích cộng đồng hay không, nếu là văn bản luật, đạo luật vi hiến hoặc vi phạm, xâm phạm quyền con người thì tòa án có quyền bác bỏ những đạo luật đó. Tuy nhiên lưu ý một điều rằng, Tòa án không tự động đem các văn bản đấy ra để xem xét mà họ chỉ xem xét khi có yêu cầu khởi kiện. Trong trường hợp của ông Trump là Tòa án Washington ra quyết định hủy sắc lệnh khi có yêu cầu khởi kiện của bang Washington và Minnesota.

    Các thẩm phán từ liên bang đến các thẩm phán tòa tối cao được tổng thống lựa chọn dựa vào sự gợi ý và tán thành của thượng viện. Các thẩm phán có thể tại vị suốt đời. Các thẩm phán này cũng có thể bị bãi nhiệm bởi ủy ban đại diện và các cáo buộc của thượng viện nếu có hành vi vi phạm.

    Quyền lực của thẩm phán đã được định vị rõ ràng và được quy định cụ thể trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Dựa vào phương châm xây dựng nhà nước theo mô hình Tam quyền phân lập, quyền lực của Thẩm phán trong công tác quản lý nhà nước là không hề nhỏ. Trong thực tế, trước đây không ít lần những sắc lệnh, quyết định của Tổng thống Mỹ được đưa ra bị Thẩm phán bác bỏ vì cho rằng nó không hợp hiến và xâm phạm quyền con người. Trước đây, cũng liên quan đến chính sách người nhập cư, Tổng thống Jimmy Carter cũng đã từng bị Thẩm phán bác bỏ chính sách người nhập cư. Hay gần nhất là chính sách DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) và DAPA (Deferred Action for Parents of Americans) của Tổng thống Obama, dưới sự khởi kiện của cảnh sát trưởng bang Arizona cũng bị Thẩm phán bác bỏ vì cho rằng là những đạo luật vi hiến.

    Nói sơ qua về ví dụ gần nhất, là những đạo luật của TT Obama bị Thẩm phán bác bỏ là DACA và DAPA.

    DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) là chính sách giành cho trẻ em dưới 16 tuổi, không có quốc tịch Hoa Kỳ, không có giấy tờ hợp lệ được phép cư trú tại Hoa Kỳ trong vòng hai năm.

    DAPA (Deferred Action for Parents of Americans) là chính sách dành cho những người là cha/mẹ của công dân Hoa Kỳ (những người cha/mẹ này không có quốc tịch Hoa Kỳ) được hoãn trục xuất khỏi nước Mỹ, chính sách này là lời hứa khi vận động tranh cử nhằm thu hút phiếu bầu của người gốc Mexico bầu cho mình (cộng đồng người Mexico ở Hoa Kỳ rất đông)

    Nguồn ảnh: Maggiesnotebook

    Đây là hai đạo luật nhằm nới lỏng chính sách người nhập cư nhằm phụ vụ thu hút lao động, chất xám của TT Obama. Tuy nhiên hai sắc lệnh này phải chịu sức ép rất lớn từ giới chức Hoa Kỳ. Trong đó, Cảnh sát trưởng bang Arizona là người khởi xướng kiện để bác bỏ hai đạo luật này nhằm đảm bảo an ninh cho quốc gia vì những lý do liên quan đến an ninh, ma túy, gái mại dâm... Vụ kiện kéo dài dai gần 5 năm (từ năm 2011 đến 2016), đến lúc Obama sắp hết nhiệm kỳ thì cuộc chiến pháp lý xung quanh hai sắc lệnh DACA và DAPA mới kết thúc với phần thắng thuộc về "Tư pháp Hoa Kỳ", những chính sách nới lỏng của Obama đã không được thông qua.

    Chúng ta khoan bàn về tính đúng/sai về sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump, vì cuộc chiến vẫn đang còn ở phía trước. Nhưng qua vụ việc gần nhất cũng như những ví dụ điển hình trước đây như của Jimmy Carter hay Barrack Obama, có thể thấy rằng quyền lực của thẩm phán, và vai trò của họ là cực kỳ lớn trong thể chế nhà nước Hoa Kỳ - Quốc gia điển hình cho mô hình "Tam quyền phân lập"..

    Còn tiếp...

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 10/02/2017 01:39:39 CH Sửa chính tả

    Đây là chữ ký

     
    51860 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    louispham93 (18/08/2018) Truongliem304 (10/04/2018) admin (10/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #463317   31/07/2017

    Ở Mỹ thì nhánh tư pháp quá nổi tiếng trong việc hành động độc lập với nhánh lập pháp và hành pháp rồi. Quyền lực của toà pháp viện tối cao phải đối trọng được với hai nhánh kia nên cũng không cần so sánh gì nhiều hay hỏi tại sao họ lại quyền lực như vậy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #466177   30/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Hoa Kỳ vốn có nền tảng pháp luật vững chắc, mang tính ổn định cao. Nhưng tất thảy những lý do mà có được là nhờ tính đề cao pháp luật. Việc trao cho Thẩm phán quyền phủ quyết Tổng Thống cũng nhằm mục đích đó. Người cầm cán cân phân biệt rạch ròi và ra quyết định cuối cùng chính là Thẩm phán. 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #481169   04/01/2018

    Nhìn vào việc án lệ trở thành nguồn phổ biến và quan trọng trong hoạt động xét xử ở Mỹ cũng có thể thấy được quyền lực và vai trò của thẩm phán ở đó lớn đến đâu. Thẩm phán là người cầm cán cân pháp luật, việc đề cao quyền lực của thẩm phán chính là phương thức ngăn cản sự can thiệp của chính trị và các yếu tố bên ngoài, không để cán cân pháp luật mất cân bằng.

     
    Báo quản trị |  
  • #481404   07/01/2018

    Trình độ thẩm phán ở nước Mỹ rất cao, Thẩm phán liên bang thường được bổ nhiệm trong số các luật sư nổi bật về khả năng chuyên môn. Phần lớn các Thẩm phán Tòa án tối cao xuất thân từ những gia đình có hoạt động đảng phái rất tích cực và khoảng 1/3 trong số họ có quan hệ với các luật gia và liên hệ chặt chẽ với các gia đình có truyền thống phục vụ trong ngành tư pháp.  Tất cả các Thẩm phán Tòa án tối cao đều đã học luật, đã từng hành nghề luật và nhiều người trong số họ đã làm Thẩm phán của Tòa án nào đó trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án tối cao. Và hầu hết trong số họ đều cùng định hướng chính trị với Tổng thống bổ nhiệm họ. Chính vì thế họ mới có đủ khả năng xem xét và đưa ra quyết định phủ quyết những đạo luật do tổng thống đưa ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #500013   18/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Hệ thống Tư pháp của Mỹ cũng được phân định rạch ròi. Đứng đầu hệ thống tư pháp là Tòa Tối cao với 9 thẩm phán. Tòa tối cao có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ việc liên quan đến Chính phủ Liên bang, tranh chấp giữa các bang, giải thích Hiến pháp và tuyên bố các hoạt động ở mọi cấp là phù hợp hay vi hiến. Thậm chí, Tòa Tối cao có thể vô hiệu hóa luật lệ hay tạo tiền lệ án. Như vậy có thể thấy được vai trò của các thẩm phán trong khối tam quyền phân lập của Hoa Kỳ là rất quan trọng. Vừa mang tính chất kìm tỏa vừa đối trọng nhau giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp. 

     
    Báo quản trị |  
  • #501367   02/09/2018

    Luật pháp Hoa kỳ "trao" cho Thẩm phán quyền phủ quyết những chính sách của Tổng Thống nhằm thể hiện tính đối trọng giữa 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để có thể trở thành thẩm phán ở Hoa Kỳ thì người đó phải cực kỳ giỏi và bản lĩnh thì mới có thể đảm đương được vai trò xét xử tội phạm cũng như kiểm soát 2 nhánh con lại. 
     
    Báo quản trị |  
  • #506162   30/10/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết hay và ý nghĩa. Tư pháp trong tam quyền phân lập quả thực là một nhánh quyền lực độc lập và hiệu quả. Khi cải cách tư pháp Việt Nam cũng cần học hỏi tinh thần này vì nên tư pháp của Việt Nam hiện nay chưa thực sự mạnh hay nói cách khác là khá mờ nhạt so với các nhánh quyền lực khác. 

     
    Báo quản trị |  
  • #506173   30/10/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Lúc còn học đại học, các thầy cô giảng về vấn đề quyền lực của thẩm phán Hoa Kỳ.
    Đối với nền tư pháp thì 9 vị thẩm phán tối cao pháp viện như 9 vị thánh, vì có quyền cao nhất và hầu như ko thể phế truất.
    Hiện nay số lượng thẩm phán cánh Hữu đang chiếm đa số. việc này sẽ có lợi rất lớn cho đảng cộng hòa trong tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #518805   25/05/2019

    nguyenquachcongminh viết:

    Lúc còn học đại học, các thầy cô giảng về vấn đề quyền lực của thẩm phán Hoa Kỳ.
    Đối với nền tư pháp thì 9 vị thẩm phán tối cao pháp viện như 9 vị thánh, vì có quyền cao nhất và hầu như ko thể phế truất.
    Hiện nay số lượng thẩm phán cánh Hữu đang chiếm đa số. việc này sẽ có lợi rất lớn cho đảng cộng hòa trong tương lai.

    Bác nói như đùa. Ở trên đã nói rằng nền tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp thì tại sao lại có lợi cho đảng cộng hoà? Có chăng thì những vị thẩm phán do đảng cộng hoà bổ nhiệm có xu hướng chính trị không quá đối lập hoặc hơi nghiêng về đảng cộng hoà mà thôi. Còn đối với những người này thì thượng tôn pháp luật mới là điều quan trọng nhất. Thứ hai là rất ít khi nào số lượng thẩm phán bị lệch giữa hai đảng. Thông thường thì đảng nào cầm quyền thì số lượng thẩm phán tối cao pháp viện là 5, đảng kia là 4. Thế thôi. Không biết ý bạn sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #524186   29/07/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Không thể phủ nhận rằng, chế độ "Tam quyền phân lập" có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và nền công bằng, dân chủ ở Mỹ. Với hình thức hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào 2 nhánh (Hành pháp và Lập pháp), nên Tư pháp của Mỹ cực kỳ có tiếng nói và được ví như một "dây xích" để cầm chân 2 nhánh kia, đặc biệt là Hành pháp (đứng đầu là Tổng thống), bác bỏ những chính sách, đạo luật đe dọa đến an ninh, trật tự và sự phát triển của Mỹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #530488   07/10/2019

    Johnyluutrivy
    Johnyluutrivy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2019
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Vậy cho mình hỏi "cuộc chiến pháp lý xung quanh Sắc lệnh 13769 về việc cầm nhập cảnh đối với 7 quốc gia Hồi giáo (Iran, Iraq, Sudan, Somali, Lybia và Yemen) của Tổng thống Mỹ - Donald Trump" và quyền lực của thẩm phán Hoa Kỳ như bài viết đã nêu có liên quan gì đến các dự luật di trú Mỹ của nước này áp dụng với Việt Nam không? Khi mà hiện nay theo luật di trú Mỹ 2019 thì nước này đã siết chặt và bỏ đi một số trường hợp di trú Mỹ diện bảo lãnh như bảo lãnh anh/chị/em, cha mẹ, vợ chồng, con cái,... thay vào đó là mở rộng diện đầu tư hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Johnyluutrivy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/10/2019)
  • #551037   01/07/2020

    Người Mỹ sử dụng luật nhiều và chú trọng án lệ, thẩm phán, luật sư cũng trải qua rất nhiều năm khổ sở để có thể hành nghề. Tòa án tối cao đều đã học luật, đã từng hành nghề luật và nhiều người trong số họ đã làm Thẩm phán của Tòa án nào đó trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án tối cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553355   29/07/2020

    Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ. Các quy định trong những bản hiến pháp tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.

     
    Báo quản trị |  
  • #555101   18/08/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Mỗi quốc gia có các quy định pháp luật và có hệ thống bộ máy khác nhau. Không thể phủ nhận được sự vững chắc trong vấn đề lập pháp hành pháp của Hoa Kỳ. Tam quyền phân lập cũng có thể coi là thể chế của Hoa Kỳ để đảm bảo các quyên Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #555122   18/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Ở những nước có nền Tư pháp phát triển và hiện đại như Hoa Kỳ thì vai trò của thẩm phán là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, không có gì làm lạ khi các thẩm phán có quyền lực rất lớn và các quyết định của họ là thực sự độc lập không bị chi phối bởi bất kỳ ai.

     
    Báo quản trị |  
  • #563690   29/11/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 202 lần


    Cảm ơn bạn vì thông tin hữu ích ban chia sẻ. “Tam quyền phân lập” là thuật ngữ không còn xa lạ với cộng động dân luật, những người nghiên cứu về luật pháp. Điểm đặc biệt khi nghiên cứu về pháp luật Mỹ chính là sự độc lập của nhánh tư pháp, không bị phụ thuộc, tác động bởi hai nhánh còn lại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #572664   25/06/2021

    Việc trao quyền riêng biệt cho Thẩm phán theo mình có thể góp phần tăng thêm sự công bằng trong các bản án. Thẩm phán không bị chi phối bởi các thế lực khác, thêm vào đó trình độ của những Thẩm phán ở Mỹ cũng rất cao nên có thể đảm bảo pháp luật được thực thi ở mức cao nhất.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #576541   28/10/2021

    Vai trò và quyền lực của Thẩm phán các cấp Hoa Kỳ trong thể chế "Tam quyền phân lập"

    Tam quyền phân lập được hiểu là quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trong nhà nước: quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án. Tam quyền phân lập là nhằm dùng quyền lực kiểm soát và kiểm chế quyển lực. Theo mô hình này thì không một cơ quan nhà nước nào có thể cùng lúc nắm giữ ba quyền trên mà mỗi cơ quan sẽ được được độc lập nắm giữ các quyền lực này. Mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên trong xã hội. Tư tưởng tam quyển phân lập đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản. Tam quyền phân lập là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ. Do đó, mà không xa lạ khi Thẩm phán được nắm toàn quyền tư pháp. Đây là một chế định rất tiến bộ, mà chế định này cũng đã được Việt Nam áp dụng để xây dựng Hiến pháp của nước ta. Có sự phân quyền như vậy là để cho việc tư pháp được tiến hành khách quan hơn, công bằng hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582628   31/03/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Vai trò và quyền lực của Thẩm phán các cấp Hoa Kỳ trong thể chế "Tam quyền phân lập"

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích này.

    Mình muốn bổ sung thêm về khái niệm của quyền lực phân lập như sau:

    Tại một số quốc gia, phân lập quyền lực (separation of powers) là việc quyền lực của nhà nước được phân chia cho nhiều cơ quan khác nhau. Một mô hình được nhắc đến nhiều là tam quyền phân lập (trias politica), trong đó 3 quyền của nhà nước là lập pháp, hành pháp, và tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #585946   26/06/2022

    Vai trò và quyền lực của Thẩm phán các cấp Hoa Kỳ trong thể chế "Tam quyền phân lập"

    Cảm ơn bài viết của bạn. Thuyết tam quyền phân lập là học thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản - do Lôckơ, Môngtexkiơ, Ruxô sáng lập dựa trên quan điểm cho rằng phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.

     
     
    Báo quản trị |