Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #394542 31/07/2015

    doanqltt.TN

    Male
    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:06/07/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 88
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính

    Ông A bị lập biên bản về một hành vi vi phạm hành chính quy định tại  Nghị Định xử phạt vi phạm hành chính liên quan và được cơ quan có thẩm quyền xử phạt mời đến trụ sở để làm việc tiếp. Đến ngày hẹn ông A không đến mà làm giấy ủy quyền cho ông B (đã được chính quyền địa phương xác nhận việc ủy quyền). Đúng hẹn ông B đến, cán bộ cơ quan xem xong giâys ủy quyền và tiến hành làm việc với ông B và xác lập hành vi vi phạm hành chính của ông A  bằng biên bản vi phạm hành chính đồng thời ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A (Các văn bản này ông  B ký ). Các anh, chị cho tôi bết là:

    - Theo quy định của pháp luật thì việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt ông A như trên có đúng không, trường hợp không đúng thì quy định tại văn bản nào?

    - Trong trường hợp nào thì Ông A được ủy quyền cho ông B thay mặt mình làm việc và ký xác nhận trong các biên bản xử lý vi phạm hành chính trong đó có biên bản vi phamj HC.

    Xin trân trọng!

     
    30899 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #395580   07/08/2015

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    doanqltt.TN viết:

    Ông A bị lập biên bản về một hành vi vi phạm hành chính quy định tại  Nghị Định xử phạt vi phạm hành chính liên quan và được cơ quan có thẩm quyền xử phạt mời đến trụ sở để làm việc tiếp. Đến ngày hẹn ông A không đến mà làm giấy ủy quyền cho ông B (đã được chính quyền địa phương xác nhận việc ủy quyền). Đúng hẹn ông B đến, cán bộ cơ quan xem xong giâys ủy quyền và tiến hành làm việc với ông B và xác lập hành vi vi phạm hành chính của ông A  bằng biên bản vi phạm hành chính đồng thời ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A (Các văn bản này ông  B ký ). Các anh, chị cho tôi bết là:

    - Theo quy định của pháp luật thì việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt ông A như trên có đúng không, trường hợp không đúng thì quy định tại văn bản nào?

    - Trong trường hợp nào thì Ông A được ủy quyền cho ông B thay mặt mình làm việc và ký xác nhận trong các biên bản xử lý vi phạm hành chính trong đó có biên bản vi phạm HC.

    Xin trân trọng!

    Bạn nêu câu  hỏi tôi vẫn chưa rõ, từ ban đầu ông A đã bị lập bbvphc rồi, sau đó thì còn lập bbvphc j nữa. Về quy định, việc lập bbvphc và xử phạt phải đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm. Sau khi ban hành quyết định thì cá nhân, tổ chức đó có thể ủy quyền cho người khác đến làm việc như: nhận qđ và nộp phạt thay, khiếu nai, tố cáo,...

    Do vậy việc ông A bị xư phạt là hoàn toàn đúng. Còn ông B k thể ký thay ông A bbvphc.

     
    Báo quản trị |  
  • #395592   07/08/2015
    Được đánh dấu trả lời

    doanqltt.TN
    doanqltt.TN

    Male
    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:06/07/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 88
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ông A chỉ ký vào biên bản kiểm tra ban đầu mà chưa lập biên bản vi phạm hành chính. Khi cơ quan hẹn đến làm việc thì ủy quyền cho ông B đến và cơ quan lập biên bản VPHC cho ông B ký thay. Như vậy có đúng quy định không? Không đúng như thế nào? Xin trân trọng

     
    Báo quản trị |  
  • #396114   12/08/2015

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    doanqltt.TN viết:

    Ông A chỉ ký vào biên bản kiểm tra ban đầu mà chưa lập biên bản vi phạm hành chính. Khi cơ quan hẹn đến làm việc thì ủy quyền cho ông B đến và cơ quan lập biên bản VPHC cho ông B ký thay. Như vậy có đúng quy định không? Không đúng như thế nào? Xin trân trọng

    Việc này như đã nói nêu trên, ký biên bản vi phạm hành chính phải đối với người có hành vi vi phạm, không thể ký với người được ủy quyền, tức là nếu để ông B ký biên bản thì là sai quy định. Trường hợp ông A không đến ký biên bản thì cơ quan có thẩm quyền để 02 người chứng kiến ký xác nhận. Căn cứ vào Điều 2 về giải thích từ ngữ "Vi phạm hành chính", Điều 3 nguyên tắc của luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 5 đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungga_Pro vì bài viết hữu ích
    longcon284 (27/05/2018)
  • #396138   12/08/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Chào bạn.

    Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:

    Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

    3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

    Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

    Như vậy, theo luật phải có chữ ký của người vi phạm, kể cả trường hợp người vi phạm là người chưa thành niên.

    Đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người vi phạm hành chính. Quyền thì được uỷ quyền cho ai cũng được, nhưng nghĩa vụ thì chỉ được uỷ quyền khi được sự đồng ý của người có quyền.

    Tóm lại, không được uỷ quyền.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #492711   27/05/2018

    Mình cũng đang có vấn đề tương tự. Cho hỏi là trong trường hợp đối với Công ty TNHH, Vợ là GIám đốc, Chống là thủ kho.

    Người Chồng có thể ký thay Vợ vào BB VPHC trong trường hợp nào?

    1. Trước khi ra BB VPHC, Vợ đã làm Giấy ủy quyền cho Chồng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh của Công ty.

    2. Sau khi ra BB VPHC, Vợ đã làm Giấy ủy quyền cho Chồng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh của Công ty.

     

    Cập nhật bởi longcon284 ngày 27/05/2018 02:11:04 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #544652   29/04/2020

    longcon284 viết:

    Mình cũng đang có vấn đề tương tự. Cho hỏi là trong trường hợp đối với Công ty TNHH, Vợ là GIám đốc, Chống là thủ kho.

    Người Chồng có thể ký thay Vợ vào BB VPHC trong trường hợp nào?

    1. Trước khi ra BB VPHC, Vợ đã làm Giấy ủy quyền cho Chồng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh của Công ty.

    2. Sau khi ra BB VPHC, Vợ đã làm Giấy ủy quyền cho Chồng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh của Công ty.

     

    Trường hợp trước khi có biên bản xử lý hành chính đã có văn bản quyền thì người chồng sẽ được thay mặt vợ ký vào biên bản theo nội dung đã ủy quyền.

    Trường hợp sau khi ra biên bản xử lý hành chính vợ mới ủy quyền cho chồng, vậy khi lập biên bản người vợ đã phải ký vào rồi chứ còn ủy quyền cho người chồng ký biên bản làm gì nữa bạn?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #540856   10/03/2020

    lyminh367
    lyminh367

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần



    Dạ cho em hỏi ạ 

    Khi ông A là chủ phương tiện ủy quyền giao xe cho ông B nhưng ông B lại đưa giao phương tiện cho anh C chưa đủ tuổi chạy. Vậy thì nên xử phạt hành chính chủ xe là ông A hay là người giao xe là ông B vậy ạ. Em cảm ơn ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lyminh367 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/03/2020)
  • #541480   19/03/2020

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2728)
    Số điểm: 19317
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    doanqltt.TN viết:

    Ông A bị lập biên bản về một hành vi vi phạm hành chính quy định tại  Nghị Định xử phạt vi phạm hành chính liên quan và được cơ quan có thẩm quyền xử phạt mời đến trụ sở để làm việc tiếp. Đến ngày hẹn ông A không đến mà làm giấy ủy quyền cho ông B (đã được chính quyền địa phương xác nhận việc ủy quyền). Đúng hẹn ông B đến, cán bộ cơ quan xem xong giâys ủy quyền và tiến hành làm việc với ông B và xác lập hành vi vi phạm hành chính của ông A  bằng biên bản vi phạm hành chính đồng thời ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A (Các văn bản này ông  B ký ). Các anh, chị cho tôi bết là:

    - Theo quy định của pháp luật thì việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt ông A như trên có đúng không, trường hợp không đúng thì quy định tại văn bản nào?

    - Trong trường hợp nào thì Ông A được ủy quyền cho ông B thay mặt mình làm việc và ký xác nhận trong các biên bản xử lý vi phạm hành chính trong đó có biên bản vi phamj HC.

    Xin trân trọng!

     

    Cái này liên quan đến quyền, nghĩa vụ thân nhân.

    Ở đây người vi phạm và bị xử phạt là ông A chứ không phải ông B, ông B có thể được nhận ủy quyền nhưng chỉ được thực hiện thay ông A một số quyền, nghĩa vụ nhất định (quyền giải trình).

    Quyền, nghĩa vụ gắn liền với thân nhân mà chuyển giao được thì xã hội loạn hết lên. Em chưa vợ, viết giấy ủy quyền đăng ký kết hôn với cô A, mai ủy quyền kết hôn với cô B ... đến cô N thì em có rổ vợ :|

     

     

     
    Báo quản trị |