UBND cấp xã có được thực hiện quản lý trường THCS và THPT trên địa bàn mình?

Chủ đề   RSS   
  • #609792 21/03/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    UBND cấp xã có được thực hiện quản lý trường THCS và THPT trên địa bàn mình?

    Tình huống phát sinh là trên địa bàn xã có trường THCS và trường THPT hoạt động. Vậy UBND cấp xã có thể trực tiếp chỉ đạo và giao việc cho trường thông qua Hiệu trưởng trường THCS và trường THPT đóng chân trên địa bàn được hay không?
     
    Phân cấp quản lý trường THCS và trường THPT
     
    Liên quan vấn đề này, tại Điều 6 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nêu như sau:
     
    - Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
     
    - Trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có liên quan của trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
     
    - Trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.
     
    Căn cứ theo các quy định trên, có thể thấy trường THCS và trường THPT sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý. Vì vậy, UBND xã không thuộc diện được trực tiếp quản lý 2 cấp trường này.
     
    Vai trò phổ cập giáo dục của nhà trường và quan hệ với gia đình, xã hội
     
    Đối với nội dung này, tại Điều 20 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT nêu về nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở và giáo dục hòa nhập của nhà trường như sau:
     
    - Nhà trường tham gia ban chỉ đạo, xây dựng, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại địa phương.
     
    - Nhà trường phối hợp các ban, ngành đoàn thể huy động học sinh thuộc đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở đi học. Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục bảo đảm chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ
     
    - Nhà trường tham gia điều tra, cập nhật số liệu và quản lý hồ sơ phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo địa bàn được phân công; phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở của cấp xã; tham mưu chính quyền cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định.
     
    - Nhà trường thực hiện giáo dục hòa nhập cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh khuyết tật trong trường trung học cơ sở theo quy định của Luật Người khuyết tật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật, các quy định của Điều lệ này và quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
     
    Bên cạnh nhiệm vụ nêu trên, nhà trường còn phải phát huy vai trò của mình trong mối quan hệ với gia đình học sinh và xã hội theo Điều 45 Điều lệ kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT:
     
    - Nhà trường chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
     
    - Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị-xã hội và cá nhân có liên quan nhằm nhống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục.
     
    - Huy động các lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.
     
    Dựa theo các quy định trên, có thể thấy rằng nhà trường sẽ là chủ thể chủ động đứng ra liên kết với các bên có liên quan nhằm mục tiêu phổ cập, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tạo môi trường phát triển lành mạnh để phục vụ cho đối tượng chính là học sinh.
     
    730 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận