Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

Chủ đề   RSS   
  • #512811 26/01/2019

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Tết Táo Quân - 23 tháng Chạp là một trong những ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt. Lễ cúng này mang tính chất chuyển giao năm cũ với năm mới, kể từ ngày này, mọi người bắt đầu rục rịch mua sắm để chuẩn bị kỹ càng cho một năm mới đang đến gần.

    Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ (của Lão giáo Trung Quốc) nhưng được Việt hóa thành tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Công ông Táo.

    Táo Quân dõi theo cuộc sống của từng gia đình, hàng ngày sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, các vị cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng.

    Thiên đình sẽ dựa trên báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng - phạt rõ ràng cho từng gia đình nên người dân quan niệm ba vị thần Táo này sẽ định đoạt phước đức cho toàn gia. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời ngày 23 tháng Chạp luôn được các gia đình chuẩn bị từ nhiều ngày trước và tiến hành trọng thể.

    Bàn thờ Táo Quân thường đặt ở gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sắm sanh lễ vật cúng ba vị thần gồm có 03 bộ mã (2 ông 1 bà), các loại hương hoa, quả, trầu cau, chè cháo,… và một số loại vàng mã khác cùng mâm cơm để cúng Táo Quân. Lễ cúng đó không thể thiếu cá chép (cá thật hoặc cá giấy), sau đó, những đồ vàng mã sẽ được hóa đi cùng với bài vị cũ, cá chép được mang ra “phóng sinh” ở sông, hồ, ao. Đây là một tục lệ giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

    Cúng Táo Quân trước ngày 23 có được không? 

    Quan niệm của người Việt, mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo Quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và Táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, lễ cúng Táo Quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp và dù vướng bận chuyện gì cũng cần hoàn thành nghi lễ cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

    Năm 2019, theo một số chuyên gia tín ngưỡng, giờ đẹp nhất để cúng Táo Quân là khung giờ từ 9 – 11h sáng ngày 23 tháng Chạp. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23.

    Phải cúng cá Chép thật hay Chép giấy ?

    Dân gian quan niệm ngày Táo Quân về trời sẽ có linh vật là cá Chép đưa đi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình thắc mắc, không biết nên dùng cá Chép giấy hay Chép thật khi cúng lễ và cúng bao nhiêu con là đủ?

    Trả lời vấn đề này, GS Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam) và GS.TS Nguyễn Chí Bền (Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia) cho rằng, trong ngày 23 tháng Chạp, người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được, tùy vào điều kiện của gia chủ. Sau khi cúng cá Chép thật phải thực hiện tục thả phóng sinh. Tuy nhiên, khi thả cá, người dân tránh việc thả luôn cả nilon bởi làm như vậy, cá vừa không sống được, vừa xả rác ra môi trường ao hồ.

    Theo tâm thức dân gian, “cá Chép hóa rồng” hay “cá vượt vũ môn” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công. Vì vậy, cũng nhiều người quan niệm thả càng nhiều cá càng may mắn.

    “Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành, chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng thiêng” – GS. TS Nguyễn Chí Bền nói thêm.

    Đốt vàng mã không đúng nơi quy định sẽ bị phạt

    Thực tế, quan niệm từ xưa thì mâm lễ cúng Táo Quân chỉ cần một số đồ như: hoa quả, chè ngọt, mâm cơm giản đơn tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình đã bày biện và mua đồ mã cúng Táo khá nhiều. Có gia đình chi cả tiền triệu để mua vàng mã đốt trong ngày 23 tháng Chạp với quan niệm “Tốt lễ dễ xin” nên các sản phẩm vàng mã ông táo thường được mua số lượng lớn để những vị Táo Quân bỏ qua những việc làm sai trái và ban thật nhiều Lộc cho gia đình.

    Việc đốt vàng mã cúng Táo là một nghi thức tôn giáo tín ngưỡng văn hóa đẹp của người Việt, thể hiện sự giao tiếp của con người đối với thế giới siêu nhiên. Tuy nhiên, trong văn hóa tâm linh thì quan trọng nhất vẫn là “lòng thành”, vì thế người dân cần hiểu biết về nghi lễ này, tránh thái mua sắm vàng mã thái quá và sai lệch với ý nghĩa ban đầu.

    Để hạn chế vấn nạn đốt vàng mã thái quá, cơ quan chức năng đều có các văn bản đôn đốc, nhắc nhở các địa phương về việc tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng.  

    Việc xử phạt đốt hàng mã không đúng nơi quy định đã được quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định.

    Nguồn Kiểm sát online

     
    5960 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    thienphanlong (28/01/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514026   21/02/2019

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Có thể nhiều người sự tích Táo quân thì ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về. Người vợ để tang chồng, sau đó, nối duyên với một người đã cưu mang nàng.
     
    Một ngày kia, trong khi người chồng mới đi vắng, người chồng cũ bỗng trở về. Lúc này, người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than rồi đem cơm rượu cho ăn. Sợ điều tiếng, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn đốt đống rơm, vô tình giết người chồng cũ.
     
    Thấy chồng cũ chết oan uổng trong đống rơm, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện.
     
    Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp để được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ. Trong bộ ba đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

    Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #520337   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Phong tục thờ cúng Táo Quân của người Việt là một tín ngưỡng văn hóa dân gian, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

    Tuy nhiên, khi thả cá chúng ta không nên đứng từ trên cao (trên cầu) hoặc đứng từ xa để thả hoặc ném cá xuống, vì như thế cá sẽ chết. Sau khi thả cá, nên bỏ túi đựng cá vào thùng rác, tuyệt đối không vứt túi nilon bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #521357   22/06/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Tục cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp!

    Cho ké thêm chút nha. Táo Quân hay ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Quốc đều được xem là những vị thần cai quản việc bếp núc ở mỗi gia đình. Nhân vật ông Táo xuất hiện trong văn hóa của người Trung Hoa từ rất sớm. Trong tiếng Hoa, Táo Quân là “Zao Wang” hay “Zao Shen”, chữ “Zao” mang ý nghĩa cái bếp lò. Cũng như người Việt, người Trung Hoa quan niệm vào ngày 23 tháng Chạp sẽ tiến hành nghi lễ tiễn ông Táo lên trời, bẩm báo mọi việc tốt xấu dưới trần gian với Ngọc Hoàng. Qua đó, Ngọc Hoàng sẽ ban thưởng hoặc luận tội từng gia đình. Bởi vậy, vào ngày này, mỗi gia đình sẽ lau chùi bếp núc và không thể thiếu tục cúng kẹo dâng lên Táo Quân. Tại sao người Trung Hoa lại có tục cúng kẹo trong nghi lễ cúng Táo Quân? Theo quan điểm từ dân gian xưa còn truyền lại, người dân tin rằng, bánh ngọt hay kẹo làm từ mạch nha khiến ông Táo vui vẻ, chỉ “nói ngọt” những điều dễ nghe. Còn bánh nian gao là loại bánh là từ gạo nếp vừa dẻo vừa ngọt khiến ông Táo bị “dính chặt miệng”, không thể bẩm báo những “điều xấu” với Ngọc Hoàng. Tục lệ bôi mật ong hay mạch nha lên miệng ông Táo khi thờ cúng vào ngày này cũng xuất phát từ quan niệm đó. Khi nghi lễ khấn bái đã xong xuôi, gia chủ sẽ mang bức hình ông Táo đốt cùng giấy tiền, vàng mã. Thay vì cúng cá chép như người Việt, người Trung Quốc xưa kia còn cúng nước kèm một ít cỏ khô là thức ăn cho ngựa cưỡi của Táo quân. Nếu nhà nào không có cỏ khô thì có thể dùng bánh pháo đốt thay thế, hoặc cho chút rượu vào để lửa cháy bùng lên với ngụ ý giúp ông Táo sớm “thăng thiên” chầu trời. Khác với văn hóa người Việt có nghi lễ phóng sinh cá chép, người Trung Quốc lại đốt ngựa giấy vì tin rằng đây mới là phương tiện đi lại của ông Táo lên thiên đình. Tuy nhiên, phong tục này đến nay không còn thịnh hành như trước. Khi bức tranh Táo quân bằng giấy của năm cũ đã đốt cùng vàng mã, gia chủ sẽ để bức tranh mới lên. Nhà nào không dùng tranh thì sẽ dùng mô hình Táo quân bằng giấy, hoặc lau chùi bức tượng để vào vị trí cũ. Ngày nay, phong tục tiễn Táo quân về trời của đang ngày một vắng bóng. Nhiều gia đình chỉ cúng kẹo tượng trưng, dán giấy mới vào nhà và dọn dẹp nhà cửa. Mọi nghi thức cúng bái cũng được làm giản tiện hơn trước cho phù hợp với cuộc sống hối hả của từng nhà và sự phát triển của xã hội.
     
    Báo quản trị |  
  • #521425   23/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Dẫu biết rằng Tục cúng Táo quân là nét văn hóa của người Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về. Nhưng làm gì cũng phải quan tâm đến môi trường chứ cúng Táo quân đi thả cá mà thả luôn bì bóng xuống ao hỗ kênh mương. Rồi đốt vàng mã mà để tro bay khắp nơi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thế thì chỉ làm xấu đi những nét văn hóa vốn truyền thống đó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #522288   30/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Không thể phủ nhận rằng, những phong tục, lễ hội là giá trị truyền thống, là cái nôi nuôi dưỡng những giá trị nhân văn cho con người. Tuy nhiên, càng ngày, những hành vi của một số người thực hiện trong các dịp lễ hội đã trở nên khoa trương, tiêu cực và thậm chí là ảnh hưởng, gây hại cho người khác. Các vụ đốt mã vàng bừa bãi gây ra hỏa hoạn hay những vụ bắt cá rồi thả cá, chưa kể xả rác bừa bãi hay các tệ nạn khác xảy ra trong mỗi dịp lễ hội là vấn đề bàn cãi của truyền thông sau mỗi dịp lễ. Hãy duy trì và phát triển giá trị tốt đẹp của tiền nhân, chứ đừng biến đó trở thành nguyên nhân cho những vụ việc tiêu cực và đáng tiếc.

     
    Báo quản trị |  
  • #527885   08/09/2019

    Cúng Ông Công Ông táo về trời lâu nay vẫn là tập tục truyền thống của gia đình mình, cứ vào rạng sáng ngày 23 là mẹ mình hì hục dọn đồ ra cúng. Nhà mình thì không thả cá chép nhưng có đốt vàng mã, và đốt trong lò đốt tiền vàng mã cũng rất sạch sẽ, tro nằm trong đó chứ không bay mù mịt.

     
    Báo quản trị |  
  • #528077   11/09/2019

    nguyenmailaw1012
    nguyenmailaw1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Đây là phong tục đẹp của người Việt Nam.Nhưng theo mình cúng cá chép thật hay chép giấy thì quan trọng à sự thành tâm của con người.Bên cạnh đó hiện tượng thả cá dưới ao, hồ, sông, suối gây ra ô nhiễm môi trường vì có hiện tượng cá chết nổi lềnh bềnh trên ao, hồ.Vì vậy vừa không có cá để ông Táo lên trời, vừa gây ra ô nhiễm môi trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #529381   29/09/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Cúng táo quân ak, hiện nay thì việc cúng ông táo ngày 23 tháng chạp là điều trong nhân dân hầu như ai cũng làm, tuy nhiên thì việc cúng bái này tất nhiên sẽ có những cá nhân tập thể đầu cơ trụ lợi từ việc buôn bán vàng mã và các đồ như cá chép... Điều này dẫn đến nhiều người giàu lầm tưởng càng cúng vàng mã nhiều nhà càng có phước, có lộc, tuy nhiên thì về mặt tâm linh không ai biết được những về mặt đốt giấy và rình rang dẫn đến nhiều thứ hệ lụy về mê tín làm nhiều người không hài lòng vì ranh giới giữa hai bên là rất khó nói.

     
    Báo quản trị |  
  • #530009   30/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Mặc dù cái văn hóa cúng Táo Quân của Việt Nam được du nhập từ TQ nhưng chúng ta thể hiện được cái cốt cách tốt hơn họ, người Việt ta cúng tiễn các vị Táo lên đường thực sự tử tế. Thiết nghĩ người xưa sống đàng hoàng bao nhiêu, ngày nay chúng ta cần phải hơn thế nữa để tiến tới văn minh.

     
    Báo quản trị |  
  • #586218   27/06/2022

    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Cảm ơn bài viết của bạn.
    Theo các chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa việc cúng ông Công ông Táo năm 2022 phải chú ý những điều sau:
    Cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. ...
    Thực hiện lễ cúng ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ ...
    Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo. ...
    Không cầu xin tài lộc khi cúng ông Táo.
     
    Báo quản trị |  
  • #586333   28/06/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (491)
    Số điểm: 4774
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 80 lần


    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Tập tục Táo Quân chắc cũng không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, song theo quan điểm của tôi thì giữ nét đẹp truyền thống phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Thực trạng cho thấy có những người thả cá thả luôn cả bịch nilong ra sông, hồ,... điều này gây nên sự ô nhiễm môi trường trầm trọng. Vậy nên cần phải có cách khắc phục triệt để hơn để không còn tác động xấu tới môi trường khi giữ nét đẹp truyền thống nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #586340   28/06/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Mình bổ sung thêm đối với việc thực hiện đốt vàng mã đối với người đang ở chung cư, theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định như sau: "5. Đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư." Vậy thực hiện đốt tiền âm phủ, vàng mã trong khu chung cư là hành vi bị cấm theo quy định trên ( trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư).

     
    Báo quản trị |  
  • #586593   29/06/2022

    Wings88
    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Cảm ơn bài viết với những thông tin hữu ích của tác giả.

    Phong tục cúng Táo quân được xem là một nét đẹp truyền thông, văn hóa của dân tộc Việt Nam ta, là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn và sum vầy gia đình. Tuy nhiên, nhiều người dân đã xả rác bừa bãi, gây mất vệ sinh và ô nhiễm tại nơi mình thực hiện cúng bái, do đó người dân cần tiết kiệm và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ở nơi mình thực hiện nghi thức cúng.

     
    Báo quản trị |  
  • #592883   28/10/2022

    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Cảm ơn bài viết của bạn. Trong ngày 23 tháng Chạp, người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được, tùy vào điều kiện của gia chủ. Sau khi cúng cá Chép thật phải thực hiện tục thả phóng sinh. Tuy nhiên, khi thả cá, người dân tránh việc thả luôn cả nilon bởi làm như vậy, cá vừa không sống được, vừa xả rác ra môi trường ao hồ.

     
    Báo quản trị |  
  • #592940   28/10/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Cảm ơn tác giả vì đã chia sẻ thông tin thú vị này.

    Còn chưa đầy 03 tháng nữa là đến Tết âm lịch, vấn nạn về việc đốt vàng mã “không đúng cách” vẫn tiếp diễn qua các năm. Ngoài việc lãng phí ra thì nếu việc đốt vàng mã không đảm bảo an toàn về phòng cháy thì hoàn toàn có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản và thậm chí là sức khỏe, tính mạng của con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #592981   30/10/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Tục cúng Táo Quân và những điều nên biết

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn, thông tin bài viết của bạn rất đúng với thực tế hiện nay dù đã có quy định xử phạt nhưng rất nhiều người vẫn cố ý thực hiện hành vi đốt vàng mã ngày Lễ Tết, gây ảnh hưởng đến môi trường và rất dễ gây tai hỏa hoạn.

     
    Báo quản trị |