Tự ý hủy hoại giấy tờ tùy thân có thể bị phạt đến 20 triệu đồng!

Chủ đề   RSS   
  • #595379 09/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2142)
    Số điểm: 74981
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tự ý hủy hoại giấy tờ tùy thân có thể bị phạt đến 20 triệu đồng!

    Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ cá nhân là những loại giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể. Pháp luật có quy định các mức xử phạt đối với những hành vi hủy hoại giấy tờ này. Bài viết sẽ cung cấp đến người dân một số thông tin liên quan vấn đề. 

    Giấy tờ tùy thân là gì?

    “Giấy tờ tùy thân” là cụm từ quá quen thuộc trong đời sống của chúng ta, mặc dù vậy, nhưng chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể giấy tờ tùy thân là gì.

    Thế nhưng, đối với một số văn bản quy định cụ thể một số loại giấy tờ là giấy tờ tùy thân nhưng không liệt kê giấy tờ tùy thân bao gồm những gì, cụ thể:

    - Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

    - Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

    - Theo tinh thần của Nghị định 136/2007/NĐ-CP trước đây quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế CMND hay Luật Căn cước công dân 2014 quy định thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.

    - Ngoài ra, nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (điều 40), Bộ luật Lao động (điều 17), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (điều 130). Tuy nhiên, tùy trường hợp mà giấy tờ tùy thân bao gồm các loại giấy tờ khác nhau.

    Ví dụ: đối với Luật Công chứng thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: CMND, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu…

    Như vậy, có thể hiểu giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Nhưng hiện nay chỉ có CMND, CCCD, Hộ chiếu là được xác định cụ thể là giấy tờ tùy thân.

    Xử phạt hành vi hủy hoại giấy tờ tùy thân

    Theo đó, các giấy tờ tùy thân là giấy tờ dùng để xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một người như: CMND, CCCD, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,...

    Các hành vi hủy hoại, đốt, xé,... là những hành vi trái với quy định pháp luật và phải chịu những mức xử phạt như sau:

    1) Đối với hành vi hủy hoại Chứng minh nhân dân, căn cước công dân

    - Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD. Trong đó, hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 01-02 triệu đồng.

    Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    2) Đối với hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch

    - Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi Hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trong đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch,...

    Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

    3) Đối với hành vi hủy hoại giấy tờ về quốc tịch:

    - Căn cứ tại khoản 3 Điều 46 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch.

    Trên đây là một số mức phạt về hủy hoại các loại giấy tờ tùy thân mà các bạn có thể tham khảo.

     
    781 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận