Những ngày qua không ít cụm từ “Phở Thìn” xuất hiện đầy trên các mặt báo về vụ việc tranh chấp tên gọi của thương hiệu phở trứ danh ở Hà Nội và câu chuyện pháp lý đằng sau đó sẽ là bài học kinh doanh dành cho nhiều người.
Cụ thể, trong số các đơn đăng ký tên gọi “Phở Thìn” có chủ đơn là ông Bùi Chí Đ (được báo chí nhắc tới là chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn Bờ Hồ), ông Nguyễn Trọng Th (chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội), Công ty Hợp danh bảo tồn và phát triển thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội (người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Trọng Th)
Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, chỉ ông Bùi Chí Đ và bà Bùi Thị Thanh Nh là đồng chủ sở hữu nhãn hiệu có tên gọi “Phở Thìn” cho nhóm ngành về dịch vụ nhà hàng (cửa hàng phở), được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, chủ sở hữu có nhiều phương thức khác nhau để sử dụng và khai thác thương mại nhãn hiệu của mình, trong các phương thức đó có phương thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.
Qua vấn đề ở trên, đặt ra nhiều câu hỏi rằng liệu khi nào thì nên đăng ký nhãn hiệu thương mại và nhượng quyền thương mại là gì? Làm sao để ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu khi thực hiện nhượng quyền?
1. Nhượng quyền thương mại là gì?
Cho đến nay, hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn được quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, cụ thể nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại.
Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
2. Khi nào phải đăng ký nhượng quyền thương mại?
Hiện hành tại Điều 291 Luật Thương mại 2005 quy định các doanh nghiệp trước khi muốn nhượng quyền thương mại thì phải đăng ký với Bộ Công thương.
Mặc dù vậy, đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Do đó, hiện nay việc thương hiệu “Phở Thìn” dần trở nên phổ biến và sử dụng tràn lan là do doanh nghiệp kinh doanh phở của ông Bùi Chí Đ đã đăng ký bảo hộ thương hiệu “Phở Thìn” của mình rồi sau đó thực hiện nhượng quyền thương hiệu một cách không kiểm soát do không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền nên dẫn đến nhiều tranh chấp đối với doanh nghiệp “Phở Thìn” của ông Nguyễn Trọng Th.
Vì là luật quy định đối với thương hiệu trong nước muốn nhượng quyền lại với nhau thì không cần phải đăng ký với Bộ Công thương nên đã xảy ra nhiều bất cập về việc nhượng quyền do nhiều người chưa nắm rõ quy định này thì nó còn yêu cầu phải báo cáo với Bộ để hiệu chỉnh các cơ sở kinh doanh khác có cùng thương hiệu trên thị trường.
3. Nghĩa vụ của thương nhân nhận nhượng quyền thương mại
Theo Điều 289 Luật Thương mại 2005 có nêu nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền khi doanh nghiệp bàn giao nhượng quyền được quy định như sau:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao.
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền.
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt.
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Do đó, các thương nhân nhận quyền thương mại đối với thương hiệu “Phở Thìn” chỉ được thực hiện các quyền đã giao kết theo quy định pháp luật và thỏa thuận. Ngoài ra, thì bên nhận quyền không được chuyển giao lại thương hiệu và công thức cho một bên thứ ba khác mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu.
Qua vụ việc trên, để bảo vệ thương hiệu của chính mình các doanh nghiệp, thương nhân không những phải bảo vệ bằng công thức, chất lượng của sản phẩm làm ra mà còn phải bảo vệ nó thông qua con đường pháp lý.
Thì ngay từ đầu thành lập các chủ doanh nghiệp nên thực hiện việc đăng ký kinh doanh đồng thời lúc đó cũng nên thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu của chính mình để khi có tranh chấp xảy ra, bằng bảo hộ chính là bằng chứng được pháp luật công nhận chứ không phải là thương hiệu được làm nên từ danh tiếng.