Từ vụ nhiều người nhà Tuấn “khỉ” ra hầu tòa: Những ai được phép che giấu tội phạm?

Chủ đề   RSS   
  • #564804 15/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Từ vụ nhiều người nhà Tuấn “khỉ” ra hầu tòa: Những ai được phép che giấu tội phạm?

    Những ai được phép bao che tội phạm

    Bao che tội phạm - Ảnh minh họa

    Trong 19 người hầu toà sáng nay trong vụ án liên quan Tuấn 'Khỉ' có nhiều bị cáo là họ hàng của Lê Quốc Tuấn (tức Tuấn "Khỉ"), đã che giấu anh ta chạy trốn sau khi bắn chết 5 người. Mời bạn đọc cũng nhìn lại quy định của pháp luật để biết những người nào sẽ không bị cấm “bao che” tội phạm.

    Che giấu và không tố giác tội phạm

    Với pháp luật hình sự, có 2 hành vi liên quan đến việc “bao che” cho người phạm tội, đó là “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm”

    Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

    “1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm…”

    Theo đó, nếu một người biết người khác phạm tội mà giúp họ lẩn trốn, che giấu dất vết, tang vật,… thì được coi là “Che giấu tội phạm”. Hành vi che giấu này có bản chất là giúp đỡ người phạm tội trốn tránh trách nhiệm hình sự.

    Theo Điều 19 Bộ luật trên:

    “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm…”

    Hành vi che giấu sẽ được thực hiện qua hành động, còn “không tố giác” chỉ dừng lại ở việc khi biết rõ là tội phạm được thực hiện, người này đáng lẽ phải tố cáo cho cơ quan chức năng biết nhưng lại không thực hiện trách nhiệm đó.

    Cả hai hành vi này đều có thể phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp nhất định, tuy nhiên sẽ có những đối tượng không bị xét là thực hiện việc “che giấu” hay “không tố giác tội phạm”

    Ngoại lệ của che giấu và không tố giác tội phạm

    Khoản 2 Điều 18 và Khoản 2 Điều 19 BLHS 2015 có quy định những người sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự khi che giấu hoặc không tố giác tội phạm:

    - Cha, mẹ, con, vợ hoặc chồng của người phạm tội (hàng thừa kế thứ nhất)

    - Ông, bà, anh, chị em ruột (hàng thừa kế thứ hai)

    - Cháu (không quy định rõ là cháu gọi bằng ông, bà hay cô, chú, bác nên có thể hiểu là tất cả các trường hợp này.

    Tuy nhiên, đối với các trường hợp người thân phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Chương XIII của Bộ luật hình sự 2015 và các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định trong nội dung của tội Che dấu tội phạm (Điều 389) thì những người nêu trên không được phép che giấu hoặc không tố cáo.

    Ngoài ra, Người bào chữa trong tố tụng cũng không bị bắt buộc phải tố cáo thân chủ của mình khi phạm tội, trừ khi thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc đang chuẩn bị, đang thực hiện, đã thực hiện các tội đặc biệt nghiêm trọng mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

     
    3109 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578331   26/12/2021

    Từ vụ nhiều người nhà Tuấn “khỉ” ra hầu tòa: Những ai được phép che giấu tội phạm?

    Không ai được che dấu người phạm tội, công dân phải có trách nhiệm trình báo về tội phạm và người phạm tội cới cơ quan có chức năng. Chỉ trong một số trường hợp người che dấu tội phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chứ không có trường hợp nào được che dấu tội phạm. 

     
    Báo quản trị |