[Từ vụ chuốc thuốc ngủ để chiếm đoạt tài sản tại Bx. Miền Đông] – Phân biệt giữa Cướp tài sản, Trộm cắp tài sản và Công nhiên chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #514190 24/02/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    [Từ vụ chuốc thuốc ngủ để chiếm đoạt tài sản tại Bx. Miền Đông] – Phân biệt giữa Cướp tài sản, Trộm cắp tài sản và Công nhiên chiếm đoạt tài sản

     

    Theo nội dung hình ảnh trích xuất từ camera an ninh tại bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM) ghi lại ngày 19/2, Phạm Thị Trúc Tiên (54 tuổi) tiếp cận làm quen với một hành khách rồi mời ăn uống. Sau khi ăn xong, hành khách bất ngờ lăn ra ngủ mê, còn Tiên thì lập tức "cuỗm" tài sản tẩu thoát.

    Đến chiều 22/2, Tiên tiếp tục xuất hiện tại khu vực quầy vé và làm quen với một hành khách khác bằng chiêu thức cũ là mời cơm. Sau khi ăn cơm xong, hành khách này lăn ra ngủ.Trong lúc Tiên đang chuẩn bị chiếm đoạt tài sản hành khách này thì bị lực lượng bảo vệ tại bến xe bắt quả tang và bàn giao cơ quan chức năng. Qua khám xét người đối tượng Tiên, cơ quan chức năng phát hiện vỉ thuốc ngủ đã sử dụng hết.

    Hành vi trên của đối tượng Tiên có thể bị xử lý về tội danh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Các tội danh được nhiều người nhắc đến đó là: Tội trộm cắp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp tài sản.

    Vậy chính xác hành vi phạm tội trên sẽ bị truy cứu với tội danh nào? Cùng bài viết dưới đây để nhận biết được điểm khác biệt giữa 03 tội danh; từ đó đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

    GIỐNG NHAU

    Mặt khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác;

    - Mặt khách quan: Đều có hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản trái pháp luật thuộc sở hữu của người khác thành tài sản của mình.

    Mặt chủ thể: Đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự (từ 14 tuổi trở lên). Tuy nhiên đối với cưỡng đoạt tài sản thì “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi” chỉ  phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, nếu tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì phải từ đủ 16 tuổi mới chịu trách nhiệm hình sự.

    Lỗi: cố ý trực tiếp với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.

     

    KHÁC NHAU

    TIÊU CHÍ

    TỘI CƯỚP TÀI SẢN (Điều 168)

    TỘI CÔNG NHIÊN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (Điều 172)

    TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN (Điều 173)

    Loại cấu thành tội phạm

    Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    ....

    Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    ....

    Cấu thành hình thức

    Loại cấu thành này được hiểu là mặt khách quan chỉ quy định dấu hiệu hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Hay nói cách khác, thời điểm hoàn thành tội phạm là thời điểm thực hiện hành vi không xét đến việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa)

    Cấu thành vật chất

    Trong mặt khách quan của tội danh quy định của về: hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc. Điều này có nghĩa là hành vi phải gây ra hậu quả (dựa trên giá trị tài sản bị chiếm đoạt) được quy định trong luật thì mới được xem là cấu thành tội phạm.

    Khách thể bị xâm phạm

    - Quyền sở hữu và;

    - Quyền nhân thân (Xâm phạm đến quyền nhân thân do có thực hiện hành vi tác động đến người đang quản lý tài sản.)

     

    Chỉ xâm phạm quyền sở hữu tài sản.

    Hành vi khách quan

    Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

    Trong đó,

    Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;

    =>Đe dọa dùng vũ lực trong tội cướp tài sản còn tính đến yếu tố "ngay tức khắc”, tức là, nó có tính chất mãnh liệt hơn làm cho người bị đe dọa thấy rằng khi bị đe dọa nếu họ không làm theo yêu cầu của người phạm tội thì người phạm tội sẽ dùng vũ lực ngay với mình và họ sẽ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi, việc này.

    Hành vi khác trong tội cướp tài sản là hành vi người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như: dùng các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản….

    Những thủ đoạn này đều làm người bị tấn công không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản.

     

    Lợi dụng hoàn cảnh của người Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi dấu hiệu: chiếm đoạt tài sản mang tính công khai và ngang nhiên.

    Tính chất ngang nhiên của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm thể hiện ở các điều kiện sau: Từ thời điểm hình thành ý định phạm tội cho đến khi lấy được tài sản, can phạm không có bất kỳ một thủ đoạn nào, không có ý thức đối phó, đương đầu với người quản lý tài sản, không có ý thức chạy trốn hay nhanh chóng tẩu thoát. Tội phạm xảy ra trong hoàn cảnh người quản lý tài sản biết người phạm tội đang chiếm đoạt tài sản của mình nhưng không có điều kiện và khả năng ngăn cản việc thực hiện hành vi chiếm đoạt.

    Hành vi công khai lợi dụng người đang quản lý tài sản không có điều kiện ngăn cản, công khai chiêm đoạt tài sản. Trước hết là đối với chủ sở hữu, với người quản lý tài sản và công nhiên cả đối với người xung quanh.

    -Và, hành vi chiếm đoạt không chỉ còn là mục đích hành động mà phải thực hiện trên thực tế.

    Hành vi phạm tội được đặc trưng bởi: Hành vi chiếm đoạt tài sản mang tính chất lén lút.

    Hành vi lén lút được hiểu là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản.

    Ví dụ: Lợi dụng hoặc tạo ra sự sơ hở của người quản lý tài sản, dùng chìa khoá mở cửa, cạy cửa...

    Trong tội trộm cắp tài sản, hành vi lén lút không nhất thiết chỉ có hành vi rình mò, vụng trộm, rón rén, chui lủi… để tiếp cận tài sản và thực hiện hành vi chiếm đoạt nhưng không ai thấy, không ai phát hiện… mà hành vi trộm cắp có thể diễn ra một cách công khai trước sự chứng kiến của nhiều người, nhưng những người chứng kiến đó không hề hay biết người phạm tội đang thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Cũng có thể người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản công khai hành vi chiếm đoạt trước người khác nhưng lại lén lút, che giấu hành vi chiếm đoạt đối với chủ sở hữu về tài sản (hoặc người quản lý về tài sản). Ví dụ: hành vi móc túi, móc ví, móc điện thoại di động trên tàu xe hoặc giữa đám đông…

    - Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình.

    - Và, hành vi chiếm đoạt không chỉ còn là mục đích hành động mà phải thực hiện trên thực tế.

    Nhận thức chủ quan của nạn nhân

    Nạn nhân không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ buộc phải thoả mãn yêu cầu của người phạm tội nhằm tránh bị người phạm tội tấn công "tức khắc”.

    Khi có hành vi chiếm đoạt tài sản chủ tài sản/người đang quản lý vẫn nhận biết được có hành vi chiếm đoạt nhưng do họ không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình nên người phạm tội mới ngang nhiên chiếm đoạt tài sản mà không cần dùng bất kì thủ đoạn nào để đối phó với chủ tài sản.

    Hành vi trộm cắp không cho phép chủ tài sản/người đang quản lý biết khi xảy ra hành vi phạm tội, trước khi xảy ra hành vi phạm tội thì tài sản vẫn đang trong sự kiểm soát của chủ tài sản nhưng khi xảy ra hành vi phạm tội chủ tài sản không hề biết tài sản của mình bị chiếm đoạt, chỉ sau khi mất tài sản chủ tài sản mới biết

    Hình phạt chính

    Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm và khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

    Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và khung hình phạt cao nhất là phạt tù 20 năm.

    Hình phạt bổ sung

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

     

    Trong vụ việc này, đối tượng đã dùng thuốc ngủ bỏ vào đồ ăn và đưa cho nạn nhân ăn nhằm để nạn nhân vào trạng thái mê man, gây mê không chống cự được với mục đích chiếm đoạt tài sản. Đây được xem là “hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” trong cấu thành của tội cướp tài sản. ý thức thức chiếm đoạt trong vụ việc này là quá rõ ràng, quyết liệt và việc chiếm đoạt chỉ thực hiện được khi nạn nhân bị thuốc làm tê liệt ý chí. 

    Theo lý luận đó, hành vi của đối tượng Trúc Tiên có thể bị truy cứu về tội Cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017.

     

     
    8313 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514197   24/02/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Mình không đồng ý với quan điểm cho rằng tội cướp tài sản có cấu thành hình thức. Thực ra đã có rất nhiều quan điểm tranh cải về vấn đề này. Theo mình đó là cấu thành vật chất, dù pháp luật không quy định mức thiệt hại tài sản. Nhưng ta phải xét đến khách thể của hành vi: nhằm tới tài sản của người bị hại và có hành vi chiếm tài sản của người đó. Ta có thể liên tưởng trường hợp một người đe dọa người khác để lấy một vật nhằm một mục đích khác chứ không nhằm " chiếm đoạt" và có đầy đủ hành vi: đe dọa, dùng vũ lực để tước lấy vật đó nhưng sau đó thực hiện xong mục đích và trả lại ngay tức khắc, như vậy có chịu tội này không? Rõ ràng nếu theo quan điểm cấu thành hình thức như bạn thì đã đủ cấu thành tội phạm( có đầy đủ hành vi luật quy định). Nhưng theo mình thì đây là cấu thành vật chất, không nhất thiết giá trị tài sản là bao nhiêu, có lấy được hay không, nếu xâm phạm đến tài sản đến với mục đích chiếm đoạt mới chịu tội này.

     
    Báo quản trị |  
  • #514200   24/02/2019

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    tientaetae viết:

    Mình không đồng ý với quan điểm cho rằng tội cướp tài sản có cấu thành hình thức. Thực ra đã có rất nhiều quan điểm tranh cải về vấn đề này. Theo mình đó là cấu thành vật chất, dù pháp luật không quy định mức thiệt hại tài sản. Nhưng ta phải xét đến khách thể của hành vi: nhằm tới tài sản của người bị hại và có hành vi chiếm tài sản của người đó. Ta có thể liên tưởng trường hợp một người đe dọa người khác để lấy một vật nhằm một mục đích khác chứ không nhằm " chiếm đoạt" và có đầy đủ hành vi: đe dọa, dùng vũ lực để tước lấy vật đó nhưng sau đó thực hiện xong mục đích và trả lại ngay tức khắc, như vậy có chịu tội này không? Rõ ràng nếu theo quan điểm cấu thành hình thức như bạn thì đã đủ cấu thành tội phạm( có đầy đủ hành vi luật quy định). Nhưng theo mình thì đây là cấu thành vật chất, không nhất thiết giá trị tài sản là bao nhiêu, có lấy được hay không, nếu xâm phạm đến tài sản đến với mục đích chiếm đoạt mới chịu tội này.

    Cảm ơn ý kiến của bạn. Về phần mình, mình vẫn theo quan điểm đây là tội phạm cấu thành hình thức.

    Bởi, cần xét về "mặt chủ quan" để xác định, rõ ràng tội cướp tài sản có quy định mục đích bắt buộc đó là "nhằm chiếm đoạt tài sản". Do vậy, để có thể cấu thành tội danh này cần phải thỏa mãn yếu tố về mục đích như trên.

    Đối chiếu với ví dụ bạn đưa ra, vì hành vi dùng vũ lực không nhằn chiếm đoạt tài sản nên sẽ không được coi là cướp tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #514245   25/02/2019

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Cám ơn chủ thớt về bài viết bổ ích này. Nếu như không phải dân học luật chắc khó phân biệt được 3 tội phạm trên. Hơn nữa, trong một số tình huống, ranh giới giữa 3 tội phạm này rất nhỏ nên đến cơ quan điều tra có khi cũng hoang mang không biết khép vào tội nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #514257   25/02/2019

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Các cơ quan chức năng cần vào cuộc chấm dứt ngay hiện tượng nói trên. Tội phạm ngày nay rất đa dạng không thể lường trước được, chúng ta có thể bị qua mắt bởi bọn tội phạm này, họ làm mọi cách, mọi thủ đoạn để đánh lừa và cướp tài sản, với những người nhẹ dạ cả tin một phút bất cẩn không để ý thì sẽ bị dính bài của bon người này ngay. Đối tượng trọng trường hợp này là phụ nữ nên cần phải lên án và xử lý thật mạnh tay để răn đe các đối tượng đang có suy nghĩ muốn bày trò.

     
    Báo quản trị |