Tư vấn về trách nhiệm hình sự trong tai nạn giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #526036 22/08/2019

    Tư vấn về trách nhiệm hình sự trong tai nạn giao thông

    Trường hợp xe ô tô đỗ trong làn đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ, cửa xe bị hỏng mở ra một khoảng nhất định nhưng vẫn nằm trong làn đường này. Xe máy đi cùng chiều va chạm vào cánh cửa xe hỏng này làm người điều khiển xe máy chết. Hỏi trong trường hợp này có truy cứu trách nhiệm hình sự đói với người đổ xe nêu trên không? (Đường rộng, thẳng, trước đó có biển cảnh báo nguy hiểm, mật độ giao thông ít, trời sáng, đường khô ráo, không mưa)

     
    1554 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn coquandths@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526446   26/08/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    Theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:

    Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

    1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

    2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

    3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

    a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

    b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

    c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

    d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

    đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

    e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

    g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

    4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

    a) Bên trái đường một chiều;

    b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

    c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

    d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

    đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

    e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

    g) Nơi dừng của xe buýt;

    h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

    i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

    k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

    l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

    Trường hợp trên được xác định yếu tố lỗi như sau:

    Thứ nhất: Người điều khiển ô tô đỗ xe nơi có biển cảnh báo nguy hiểm là không chấp hành biển báo hiệu tại điểm b khoản 4 Điều 10 Luật này.

    Thứ hai: Người điều khiển ô tô khi đỗ xe để cửa xe mở ra là vi phạm quy định tại d, đ Điều 18 luật này.

    Hành vi của người đỗ xe ô tô là vô cùng nguy hiểm, không đảm bảo tính an toàn là trái với nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ. Hậu quả là gián tiếp làm chết người.

    Như vậy, rất có thể người đỗ xe ô tô sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtam130496 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/08/2019)