Tư vấn trường hợp bị suy giảm khả năng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #525523 13/08/2019

    baluan-kimchi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2018
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 13 lần


    Tư vấn trường hợp bị suy giảm khả năng lao động

    Tôi có vướng mắc về tai nạn lao động cụ thể như sau: Công ty tôi có người lao động (công việc vận hành máy) vừa qua trong quá trình làm việc bị tai nạn do bị dây sên quấn vào ngón II tay phải khi đưa vào bệnh viện có kết luận như sau: Tứ chi không yếu liệt. Ngón tay II Tay phải mất mô mềm lộ xương, chảy máu rỉ rả, đau nhiều. khi điều trị xong và ra viện do người lao động không đồng ý đi giám định thương tật nên chưa xác định được tỉ lệ thương tật. Công ty có tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động. Trong trường hợp này công ty tôi có thanh toán các khoản mà bảo hiểm y tế đã chi trả hay không và có hỗ trợ những khoản nào cho người lao động xin luật sư tư vấn giúp tôi. Cám ơn luật sư!

     
    1617 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baluan-kimchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525875   19/08/2019

    Trong trường hợp này, người lao động Công ty bạn đã bị tai nạn trong lúc làm việc nên sẽ được Công ty chi trả các chi phí y tế và tiền lương trong thời gian điều trị được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    "Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

    ..."

    => Như vậy, theo quy định trên Công ty bạn sẽ có nghĩa vụ bồi thường cho người lao động tùy vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, đồng thời Công ty cũng phải trả lương cho người lao động bị tai nạn lao động trong khoảng thời gian điều trị và những chi phí y tế không được bảo hiểm y tế chi trả.

    Một số thông tin trao đổi cùng bạn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Trinh_Ng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/08/2019) baluan-kimchi (20/08/2019)
  • #525908   20/08/2019

    baluan-kimchi
    baluan-kimchi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2018
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 13 lần


    Luật sư tư vấn thêm giúp tôi trường hợp người lao động không đồng ý đi giám định thương tật hoặc nếu tỉ lệ thương tật dưới 5% . Công ty tôi phải hỗ trợ khoản nào cho NLĐ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baluan-kimchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/08/2019)
  • #526038   22/08/2019

     

    baluan-kimchi viết:

     

    Luật sư tư vấn thêm giúp tôi trường hợp người lao động không đồng ý đi giám định thương tật hoặc nếu tỉ lệ thương tật dưới 5% . Công ty tôi phải hỗ trợ khoản nào cho NLĐ 

     

     

    Giải đáp thắc mắc của anh thì:

     

    Theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: 

    "Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

    3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    ..."
     Như vậy, theo như quy định trên thì trong trường hợp người lao động không đồng ý đi giám định thương tật nhưng người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm hỗ trợ cho người lao động khoản tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động. 
    Đối với trường hợp kết luận tỷ lệ thương tật dưới 5% thì người sử dụng lao động phải trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động. 

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trandothucuyen96@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/08/2019) baluan-kimchi (23/08/2019) Trinh_Ng (25/08/2019)
  • #526680   28/08/2019

    baluan-kimchi viết:

    Luật sư tư vấn thêm giúp tôi trường hợp người lao động không đồng ý đi giám định thương tật hoặc nếu tỉ lệ thương tật dưới 5% . Công ty tôi phải hỗ trợ khoản nào cho NLĐ 

    Dù tỷ lê thương tật là trên hay dưới 5% thì phía công ty vẫn phải có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Còn việc xác định tỷ lệ thương tật cụ thể là nhằm nhận chế độ tai nạn lao động từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn nên giải thích rõ cho người lao động được hiểu và đi giám định để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

     
    Báo quản trị |