Từ ngày 01/7/2023, 16 hành vi sau được xem là bạo lực gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #595591 19/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Từ ngày 01/7/2023, 16 hành vi sau được xem là bạo lực gia đình

    Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 vào kỳ họp thứ 4 ngày 14/11/2022. Theo đó, bổ sung một số hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

    Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 giải thích Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

    Trong đó, điểm mới so với Luật hiện hành, bổ sung khái niệm bạo lực gia đình bao gồm cả hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về tình dục của thành viên trong gia đình.

    Hành vi bạo lực gia đình

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định những hành vi bạo lực gia đình gồm:

    1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

    2. Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    3. Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

    4. Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

    5. Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

    6. Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

    7. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

    8. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    9. Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

    bao-luc-gia-dinh

    10. Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

    11. Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

    12. Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

    13. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia dinh;

    14. Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

    15. Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

    16. Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

    So với luật hiện hành, quy định mới nêu rõ và cụ thể hơn một số hành vi được xem là bạo lực gia đình. Ngoài ra, bổ sung thêm một số hành vi về mối quan hệ tình dục giữa vợ chồng vi phạm về bạo lực gia đình.

    Qua đó, thấy được nhà làm luật không chỉ quan tâm đến về mặt thể chất mà còn tinh thần và mối quan hệ vợ chồng trong quy định mới này.

    Theo đó, những hành vi quy định trên được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình

    Bên cạnh đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:

    - Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

    - Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

    - Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

    - Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

    - Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

    - Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.

    - Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

    - Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.

    - Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

    - Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

    - Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

    - Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

    - Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật 

    - Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

    Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thay thế Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

     
    4740 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    doanthaihung@gmail.com (28/12/2022) ThanhLongLS (19/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595603   19/12/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    16 hành vi bạo lực gia đình có hiệu lực từ 01/7/2023

    Cảm ơn bài viết của bạn về vấn đề này. Theo quy định mới như trên thì kể từ thời điểm Luật này có hiệu lực thì việc vợ kiểm soát thu nhập của chồng cũng có thể được xem là hành vi bạo lực gia đình và thêm nhiều điều khoản mới được quy định như là việc vợ ép chồng thực hiện quan hệ tình dục trái ý muốn vẫn sẽ được xem là bạo lực gia đình và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP

     
    Báo quản trị |  
  • #595846   26/12/2022

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 41 lần


    16 hành vi bạo lực gia đình có hiệu lực từ 01/7/2023

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Hậu quả của hành vi bạo lực gia đình trong quan hệ vợ chồng còn để lại rất nhiều tác hại:

    Thứ nhất, bạo lực giữa vợ và chồng dưới bất kỳ hình thức cũng để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân mà còn cả các thành viên khác trong gia đình.

    Thứ hai, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế.

     Thứ ba, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình  đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạn nhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia.

    Thứ tư, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh nặng lên hệ thống giáo dục.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentanviet2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/12/2022)
  • #596368   30/12/2022

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (243)
    Số điểm: 1932
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 21 lần


    Từ ngày 01/7/2023, 16 hành vi sau được xem là bạo lực gia đình

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Theo như quy định trên thì kỳ thị, phân biệt giới tính của thành viên trong gia đình được xem là hành vi bạo lực gia đình. Dù hiện nay, xã hội đã tiến bộ nhưng tình trạng phân biệt giới tính nam nữ và đặc biệt là người thuộc giới tính thứ 3 vẫn diễn ra và như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người bị phân biệt, hạnh phúc gia đình và rộng hơn là ảnh hưởng đến trật tự xã hội vì gia đình là “tế bào” của xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #596379   30/12/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Từ ngày 01/7/2023, 16 hành vi sau được xem là bạo lực gia đình

    Cảm ơn những thông tin chia sẻ hữu ích từ tác giả đã cập nhật được thêm nhiều kiến thức mới đến cho mọi người. Ngoài những hành vi bạo lực gia đình nêu trên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 còn đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc đặt người bị bạo lực gia đình là trung tâm phòng, chống bạo lực gia đình và cả trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi đều là đối tượng được ưu tiên bảo vệ quyền lợi khi gặp phải hành vi bạo lực gia đình.

     
    Báo quản trị |