Tứ hải giai huynh đệ nghĩa là gì? Kết giao trên MXH, lập nhóm đi cướp bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610084 29/03/2024

    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 431
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 8 lần


    Tứ hải giai huynh đệ nghĩa là gì? Kết giao trên MXH, lập nhóm đi cướp bị xử lý thế nào?

    Cho tôi hỏi câu tứ hải giai huynh đệ có nghĩa là gì? Phân tích giúp tôi chi tiết nội dung câu tục ngữ trên. Thanh An - Hà Giang.

    1. Tứ hải giai huynh đệ nghĩa là gì? 

    Để hiểu rõ về ý nghĩa của tục ngữ “Tứ hải giai huynh đệ nghĩa”, thì ta cần xem nghĩa từng chữ trong câu “Tứ hải giai huynh đệ nghĩa”, cụ thể như sau:

    - Tứ: bốn

    - Hải: biển

    - Giai: đều, cùng, khắp cả

    - Huynh đệ: anh em

    Do đó, tứ hải giai huynh đệ có nghĩa là bốn biển đều là anh em. Đây là một câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa con người với nhau, bất kể xuất thân, địa vị hay quốc gia.

    Câu nói này xuất phát từ Luận ngữ, một tác phẩm kinh điển của Nho giáo do Khổng Tử biên soạn. Cụ thể, trong chương Nhan Uyên, có câu:

    马牛忧曰:“人皆有兄弟,我独亡。子夏曰:“闻之矣:死生有命,富贵在天。君子敬而无失,与人恭而有礼,四海之内,皆兄弟也。君子何患乎无兄弟也?

    Tư Mã Ngưu ưu viết: Nhân giai hữu huynh đệ, ngã độc vong. Tử Hạ viết: Thương văn chi hĩ, tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên. Quân tử kính nhi vô thất, dự nhân cung nhi hữu lễ, tứ hải chi nội, giai huynh đệ dã. Quân tử hà hoạn hồ vô huynh đệ dã?

    Tư Mã Ngưu buồn rầu nói: Mọi người đều có anh em, riêng tôi không có.

    Tử Hạ nói: Ta từng nghe sống chết có số mệnh, phú quý do trời. Quân tử chỉ cần làm việc chu đáo, đối xử cung kính lễ độ với người thì bốn bể một nhà, là anh em cả. Quân tử lo gì không có anh em ?

    (Chú thích: Dân gian thường nói tóm tắt: “Tứ hải giai huynh đệ”)

    2. Kết giao trên MXH, lập nhóm đi cướp bị xử lý thế nào?

    Hiện nay, thông qua hội nhóm trên Facebook, có nhiều nhóm kín có tên "hội những người vỡ nợ muốn làm liều". Tưởng chừng chỉ là trò đùa nhưng từ các hội nhóm này đã xuất hiện không ít vụ cướp thật ngoài đời.

    Theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tội cướp tài sản được quy định như sau: 

    (1) Khung cơ bản: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

    (2) Khung tăng nặng: 

    - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    + Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    +Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    + Làm chết người;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Bên cạnh đó, người chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    (3) Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Như vậy, hành vi kết giao trên MXH, lập nhóm đi cướp tài sản ở ngoài đời tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng, người phạm tội có thể đối mặt với khung hình phạt tù từ 3 đến 20 năm tù, thậm chí tù chung thân nếu có người bị thương tích nặng hoặc bị chết. Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền, quản chế hoặc tịch thu tài sản. 

     
    133 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận