Người Việt Nam được thế giới biết đến bằng những cuộc chiến tranh tàn khóc, sự hùng cường bất khuất chống quân xăm lăng, đức hi sinh chịu đựng,… Hai từ “thân thiện” luôn được đặt trong trái tim và bờ môi của bạn bè quốc tế khi nghĩ và nói về chúng ta.
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới một bộ phận người dân Việt Nam trong đó có giới trẻ đã tha hóa về mặt đạo đức, tư tưởng xuống cấp, đi chệch truyền thống tốt đẹp của cha ông… và gây ra tiếng xấu cho nước nhà.
Sau đây xin đề cập 4 cái sai lầm lớn nhất đang tồn tại của nước nhà:
1.Chặt chém
Chặt chém
|
Hai chữ “chặt chém” không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam; có thể nó là vũ khí để bạn kiếm tiền, có khi bạn là người bị hại, và có thể bạn nghe qua truyền thông. Đó là một sự thật đau buồn, con viruts phá hoại nên du lịch nước nhà. Nó len lõi từ khách nội đến khách ngoại để thu được những đồng tiền không bằng mồ hôi và nước mắt mà là sự bán đi sĩ diện và tâm hồn Việt. Cuối cùng thì chẳng còn ai dám bước đến bên họ, một sự ra đi mãi mãi không có ngày quay về. Không ngờ “chặt chém” cuối cùng tự chém mình. Đấy là cái ngu thứ nhất.
2.Thờ ơ
Sự thờ ơ khi thấy tai nạn giao thông
|
Những vụ tai nạn giao thông xảy ra người đi đường chỉ liếc mắt nhìn nhau rồi bỏ qua, thậm chí đứng lại quay phim chụp hình để làm kỹ niệm. Khồng hề có sự cảm thông, tình yêu thương giữa con người với con người, sự yêu thương đồng bào đang gặp hiểm nguy. Mà họ sợ tốn thời gian, sợ liên lụy, sợ và cứ sợ nối tiếp nhau… cho đến khi họ vô cảm đến mức trơ trẽn.
Những nữ sinh đánh xé nhau, đáng lẽ ra phải can ngăn nhưng họ không làm thế mà thay vào việc cổ vũ, biểu dương, quay phim để tung lên mạng. Đây chẳng khác gì con vật đội lốt người.
Còn đối với mấy ông chính quyền cơ sở vì cái bản thành tích của mình, cái ích kỹ cá nhân nên cứ giảm nghèo, giảm đến mức người nghèo không được quyền nghèo. Rồi dồn người dân vào cái chết để con được đi học, giúp gia đình bớt nghèo. Xin hỏi lương tâm còn đâu?
Những người điên ở ngoài đường, đáng lẽ ra phải quan tâm, thương xót khi đồng loại đang trong cảnh cùng cực. Nhưng họ lại thờ ơ đến nỗi lạnh lung.
Và sự thờ ơ cứ nối tiếp thờ ơ trải dài hơn thế nữa. Đó là cái ngu thứ hai.
3.Ăn xin
Ăn xin
|
Hình ảnh ăn xin nó nhiều đến nỗi chỉ cần bạn ra đường mỗi ngày thì sẽ thấy ăn xin, ăn xin không còn là việc kiếm miếng cơm qua ngày khi không thể tự mình làm ra của cải mà đã trở thành thương mại ăn xin. Ăn xin để có thu nhập cao mà không tốn sức lao động, giả chân hư, tay què để bấu níu lòng tốt của người khác. Họ đã bán linh hồn cho quỹ dữ; lương tâm, lòng tự trọng, sĩ diện cho những đồng tiền thương hại.
Nhiều lúc phải ngưỡng mộ những người già mù mắt; cụt tay, chân; sức khỏe yếu ớt nhưng họ vẫn đi bán vé số, rửa bát… chứ nhất định không chịu ăn xin. Càng kính trọng những người như thế bao nhiêu thì càng thấy sự xấu xa của ăn xin bấy nhiêu. Đó là cái ngu thứ ba.
4.Trộm cướp
Trôm cướp
|
Ông cha ta có câu “Nhàn cư vi bất thiện”. Nhưng tại sao lại nhàn? Trong thời đại này nhiều gia đình khá giả đã chiều chuộng con đến mức vô bổ, cứ đưa tiền mà không biết con mình sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Tiền nhiều sinh ra hư hỏng, đến lúc không có tiền thì sinh ra trộm cướp. Tình trạng trộm cướp ngày một gia tăng, số vụ giết người người cướp tài sản hiện làm nhói lòng nhà chức trách và người dân.
Thậm chí ra đường không để tâm một chút là mất túi xách, laptop, ví… như chơi. Xin hỏi thử lỗi này do ai? Trộm cướp đâu ra? Tất cả đều nằm từ NHÀ mà ra, nhà trường, nhà nước, gia đình là ba người phải chịu trách nhiệm về việc này.
Trộm cướp đó chính là vấn nạn của quốc gia và toàn xã hội. Đó không còn là “Nhàn cư vi bất thiện” mà trở thành nghề “trộm cướp”, nó có hệ thống, phát triển đường dây, có tổ chức lãnh đạo và cả chi nhánh… Đó là cái ngu thứ tư.
Trước khi viết những dòng suy nghĩ này tôi nghĩ mình là ai? Mình đang chê ai? Chê thế có sao không? Và tôi tự trả lời: Tôi là người Việt Nam, tôi chê người Việt Nam, và có thể tôi bị mọi người chửi. Nhưng không sao, đó là những cái ngu của người Việt Nam; tôi là người Việt Nam tôi dám nói lên những cái ngu đó.
Có một câu nói tôi luôn khắc trong lòng: “Trên đời ai cũng có cái ngu, chỉ thương cho kẻ không biết mình ngu cái gì”. Bởi vậy Tứ đại ngu là sự nhìn nhận vào sự thật của nước nhà hiện nay để tìm cách khôn ra. Như thế mới chấn chỉnh được nền kinh tế, văn hóa nước nhà.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 04/06/2013 10:25:30 SA