Từ chối giám định: Người bị hại có thể bị dẫn giải

Chủ đề   RSS   
  • #492492 24/05/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Từ chối giám định: Người bị hại có thể bị dẫn giải

    Một thực trạng mà mình đã từng nghe tại đơn vị thực tập liên quan đến các vụ án hình sự rằng người bị hại từ chối giám định thương tích phục vụ cho quá trình điều tra trong khi trước đó họ đưa đơn kiện, đến khi cơ quan điều tra vào cuộc và làm rõ tình tiết vụ án thì người bị hại lại quay ngoắc 180 độ vì không chịu giám định thương tật.

    Điều 127 Bộ luật TTHS 2015 quy định về các biện pháp xử lý với trường hợp bị hại từ chối giám định:

    Thực hiện dẫn giải có thể áp dụng đối với:

    … b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan”.

    Có nhiều lý do để người bị hại từ chối giám định: liên quan đến mối quan hệ gần gũi, sự thỏa thuận giữa bên gây hại trong việc bồi hoàn giá trị tổn thất họ tự hòa giải với nhau hay hơn nữa là những đe dọa từ chính các đối tượng hay sức ép từ các bên liên quan,… khiến cho việc đảm bảo xác định tính chất, hành vi phạm tội trở nên khó khăn do tính thoái thác của thương tích,…

    Đó là chưa kể đến những tôị danh chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện hợp pháp ví dụ như các  tội liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,…: Tội cố ý gây thương tích, Tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm,…

    Nắm bắt vấn đề trên, BLTTHS 2015 đã bổ sung quy định này mà trước đó BLTTHS 2003 chưa đề cập đến. Là nội dung quan trọng cho cơ quan điều tra sớm hoàn thành vụ án cũng như khắc phục những lý do khách quan ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị hại.

    Tuy nhiên, còn một số bất cập mà BLTTHS chưa đề cập đến như sau:

    - Việc dẫn giải sẽ được thực hiện như thế nào?

    - Đề cập đến việc trưng cầu giám định là quyền của công dân vậy áp dụng viêc dẫn giải là có đang vi phạm quyền công dân chưa?

    - Chưa quy định về quyền hạn áp dụng việc dẫn giải giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, vậy có xuất hiện tình trạng lạm quyền?

     

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 24/05/2018 03:41:41 CH Cập nhật bởi MinhPig ngày 24/05/2018 03:41:12 CH
     
    1413 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận