Từ 20/5, đánh bắt thủy sản bằng điện, chất nổ có thể bị phạt tới 70 triệu

Chủ đề   RSS   
  • #610508 12/04/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Từ 20/5, đánh bắt thủy sản bằng điện, chất nổ có thể bị phạt tới 70 triệu

    Các hành vi đánh bắt thủy sản không đúng quy định có tác động rất xấu đến môi trường. Do đó, các hành vi đánh bắt thủy sản không đúng quy định sẽ bị xử lý theo mức phạt mới từ ngày 20/5/2024…

    (1) Xử phạt nghiêm các hành vi đánh bắt thủy sản trái pháp luật

    Thủy sản là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá và dồi dào đối với con người. Nhiều người dân coi nghề khai thác thủy sản như nghề chính mưu sinh.

    Thời gian qua việc ngư dân khai thác thủy sản kiểu tận diệt: Sử dụng tàu giã cào khai thác gần bờ; sử dụng kích điện để khai thác tôm biển làm những một số loài thủy sản bị luồng điện đi qua mặc dù không chết nhưng cũng không thể sinh đẻ, không lớn lên được. 

    Một số ngư dân còn sử dụng lưới bát quái để khai thác thủy sản gây tận diệt nguồn lợi. Có ngư dân thì sử dụng xung điện đánh bắt cá trái phép, xung điện lên đến 500V nên không có loài gì sống sót.

    Nguồn lợi thủy sản ngày một mất dần về số lượng và thành phần loài. Nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường nước; người dân khai thác quá mức, khai thác chưa đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đặc biệt là tình trạng người dân sử dụng các biện pháp đánh bắt thủy sản tận diệt để khai thác thủy sản tại các sông, hồ, kênh, rạch, đồng ruộng…ngày càng phổ biến.

    Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, mất cân bằng hệ sinh thái và dẫn đến nhiều hệ lụy.

    Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

    (2) Các mức phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

    Cụ thể, quy định tại Điều 29 Nghị định 38/2024/NĐ-CP, Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản bị xử lí như sau:

    Phạt tiền đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá theo các mức phạt sau:

    - Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;

    - Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét;

    - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

    - Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

    Trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần theo các mức phạt sau:

    - Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;

    - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 15 mét;

    - Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

    - Phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

    - Đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phạt tiền từ 50 triệu đền 70 triệu đồng.

    Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như:

    - Tịch thu chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    - Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều Điều 29 Nghị định 38/2024/NĐ-CP

    - Buộc tiêu hủy chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố, hóa chất khác và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Nghị định 38/2024/NĐ-CP

    Về việc sử dụng điện để khai thác thủy sản, theo Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

    - Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

    Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản theo các mức phạt sau:

    - Phạt tiền từ 5 triệu đồngđến 10 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;

    - Phạt tiền từ 15 triệu đồng đồng đến 20 triệu đồng đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

    - Phạt tiền từ 20 triệu đồng đồng đến 30 triệu đồngđồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

    - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đồng đến 40 triệu đồng đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.

    - Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Các biện pháp phạt bổ sung và khắc phục hậu quả:

    - Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP

    - Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 và khoản 4 Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP

    - Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 28 Nghị định 38/2024/NĐ-CP

    Ngoài ra, hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cục cấm sử dụng khai thác thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (Điều 27 Nghị định 38/2024/NĐ-CP)

    Ngư dân còn phải tuân thủ theo các quy định khác khi thực hiện việc ra khơi đánh bắt thủy, hải sản như việc treo cờ quốc tịch và Quốc kỳ Việt Nam

    Theo Điều 30 Nghị định 38/2024/NĐ-CP, Vi phạm quy định về treo cờ quốc tịch và Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bị xử lí:
    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi treo cờ không đúng quy định hoặc không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động.

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.

    - Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm về treo cờ quốc tịch và Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Các mức phạt trên áp dụng từ ngày 20/5/2024.

     
    389 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (10/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận