Đó là quy định tại Thông tư 08/2015/TT-BGDĐT vừa được ban hành hôm 21/4. Cụ thể như sau:
1. Ngoài các điều kiện để được mở ngành đào tạo liên thông, cơ sở đào tạo phải đáp ứng đủ điều kiện có ít nhất 3 khóa tuyển sinh theo hình thức đại học chính quy với ngành dự kiến liên thông.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định hàng năm cho từng ngành đào tạo, không vượt quá 15% chỉ tiêu chính quy với ngành về khoa học sức khỏe và không vượt quá 20% chỉ tiêu chính quy của ngành với ngành khác.
3. Tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy:
- Được tuyển sinh tối đa 2 lần trong 01 năm theo phương thức thi tuyển hay xét tuyển.
- Cơ sở giáo dục đại học ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông phải phù hợp quy định của Thông tư này, Quy chế thi THPT Quốc gia, Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hoặc hệ vừa học, vừa làm.
* Hình thức thi tuyển:
- Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề và tổ chức thi tuyển.
- Môn thi: môn cơ bản, môn cơ sở ngành, môn chuyên ngành hay thực hành nghề.
- Phải công bố môn thi trước ít nhất 3 tháng.
- Ngưỡng đầu vào: mỗi môn từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
- Xác định thí sinh trúng tuyển: Căn cứ ngưỡng đầu vào và xét theo Quy chế.
* Xét tuyển theo kết quả tốt nghiệp THPT Quốc gia
- Tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành đào tạo phải cùng tổ hợp với môn xét tuyển.
- Ngưỡng đầu vào: Không thấp hơn ngưỡng đầu vào của ĐH, CĐ tương ứng của thí sinh liên thông.
- Xác định thí sinh trúng tuyển: Căn cứ ngưỡng đầu vào và xét theo Quy chế.
- Không bảo lưu kết quả kỳ thi THPT Quốc gia trong xét tuyển thí sinh liên thông.
Xem chi tiết Thông tư tại đây.