Từ 01/05/2020: Sửa đổi điều kiện để cá nhân vi phạm giao thông có thể tự giữ phương tiện vi phạm

Chủ đề   RSS   
  • #540651 06/03/2020

    ThK_Law

    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2020
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 26 lần


    Từ 01/05/2020: Sửa đổi điều kiện để cá nhân vi phạm giao thông có thể tự giữ phương tiện vi phạm

    Đây là nội dung được sửa đổi tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2020.

    Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP, nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau thì có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính giao thông tự giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ trong trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định XPVPHC (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 1), cụ thể như sau:

    - Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.

    - Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

    Như vậy so với quy định hiện hành, Nghị định 31/2020/NĐ-CP đã có sự linh hoạt hơn, cụ thể:

    - Đối với cá nhân vi phạm, thay thế cụm từ phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú bằng cụm từ có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú, việc xuất trình sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú sẽ được bổ sung vào hồ sơ đề nghị được tự bảo quản phương tiện của cá nhân vi phạm.

    - Đối với tổ chức vi phạm, vẫn yêu cầu việc chứng minh có địa chỉ hoạt động rõ ràng, cụ thể nhưng không yêu cầu phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận nữa.

    *Trình tự, thủ tục để tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm khi đáp ứng đủ điều kiện như sau:

    - Các loại giấy tờ cần chuẩn bị:

    + Tổ chức, cá nhân làm đơn gửi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện cho cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phương tiện (phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, thông tin về phương tiện vi phạm và nêu rõ nơi sẽ bảo quản phương tiện vi phạm)

    + Bản chính/bản sao có chứng thực/bản sao có bản chính đối chiếu đối với Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc CMND/CCCD/Số định danh cá nhân

    + Đối với tổ chức vi phạm phải kèm theo giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi trụ sở hoạt động

    - Thời hạn giải quyết: 02 ngày (đối với vụ việc có tình tiết phức tạp thì là 03 ngày)

    - Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, các nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

    *Lưu ý: Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ, tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được tự giữ, bảo quản phương tiện vi phạm thig KHÔNG được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm

    Nghị định 31/2020/NĐ-CP khi có hiệu lực sẽ bãi bỏ khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 19 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu theo TTHC.

    Cập nhật bởi ThK_Law ngày 06/03/2020 02:20:30 CH
     
    2696 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận