Từ 01/01/2020, sẽ không tổ chức lễ hội đâm trâu, chém lợn?

Chủ đề   RSS   
  • #513573 12/02/2019

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Từ 01/01/2020, sẽ không tổ chức lễ hội đâm trâu, chém lợn?

    Hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước, Việt Nam tồn tại rất nhiều lễ hội gắn chặt với văn hoá nông nghiệp, trong đó đâm trâu, chém lợn,...

    Từ 01/01/2020, sẽ không tổ chức lễ hội đâm trâu, chém lợn?

    Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

    Đây là những lễ hội truyền thống đã được tồn tại lâu đời nhằm mục đích tế thần linh, ăn mừng chiến thắng, mùa màng bội thu hay sự kiện quan trọng khác.

    Tuy nhiên, hiện nay không ít ý kiến cho rằng những lễ hội này có nhiều yếu tố bạo lực, man rợ, như: trâu, lợn sẽ bị đập đầu, đâm, chém,... cho đến chết. Những hành vi này được xem là thiếu tính nhân đạo và có thể không phù hợp với quy định của Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ 01/01/2020).

    Theo đó, mục 2 Chương V Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc đối xử nhân đạo đối với động vật, cụ thể: 

    - Trong chăn nuôi, vận chuyển: Không đánh đập, hành hạ vật nuôi (Khoản 4 Điều 69, khoản 3 Điều 70);

    - Trong giết mổ: Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi; Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ (khoản 2, 3 Điều 71). 

    Như vậy, trong hoạt động chăn nuôi, chủ vật nuôi không được đánh đập, hành hạ, phải đối xử một cách nhân đạo với vật nuôi. Những lễ hội như đâm trâu, chém lợn có yếu tố bạo lực, tàn nhẫn với vật nuôi là không phù hợp với quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi tại Luật Chăn nuôi 2018.

    Do đó, thiết nghĩ lễ hội đâm trâu, chém lợn nên loại bỏ những yếu tố bạo lực, phản cảm, thay trâu, lợn thật bằng mô hình, hạn chế mở rộng lễ hội,... để vừa phát huy được giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật. 

    Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 12/02/2019 11:40:53 SA

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    21729 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020) ThanhLongLS (18/06/2019) UBNDP13Q4 (12/02/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #513601   13/02/2019

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Có những thứ được xem là văn hóa dân tộc. Lễ chém lợn của làng Ném Thượng thì mình không rõ chứ Hội đâm trâu của người Bana thì mình hiểu khá rõ về lễ hội này. Với cá nhân mình, mình cũng thấy nó man rợ, và mình quyết định không xem, không đọc tin liên quan đến lễ hội này. Nhưng với cộng đồng người Bana thì nó là không man rợ mà mang màu sắc văn hóa khác. Cho nên mình nghĩ không nên áp đặt quan điểm cá nhân của mình lên người khác được, không thích thì đừng xem đừng tham dự, thế thôi.

    Còn pháp luật điều chỉnh tới đâu thì áp dụng tới đó.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #513602   13/02/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Lễ hội là một hiện tượng văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Bản chất của lễ hội chính là sản phẩm của sự cấu thành từ nhiều yếu tố: lễ, hội, phong tục, nhận thức… Qua lễ hội, những giá trị được xem là cốt lõi của một dân tộc (hay tộc người) được hiển lộ, lan tỏa, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của một cộng đồng. Cho nên, khi đề cập đến việc cần loại bỏ một lễ hội nào đó, cần có sự suy sét cặn kẽ từ các cấp quản lý, bởi lẽ loại bỏ lễ hội chính là chối bỏ các giá trị văn hóa truyền thống, đưa những giá trị văn hóa cổ truyền đến bờ vực thẳm

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #513729   15/02/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Đúng là việc đâm trâu, chém lợn sẽ là không phù hợp với Luật Chăn nuôi vì trong luật có đề cập đến việc đối xử nhân đạo đối với động vật. Tuy nhiên, việc mà loại bỏ các lễ hội truyền thống nêu trên là tương đối khó vì nó là một phần trong đời sống văn hóa của dân tộc, cần phải có sự xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #513794   16/02/2019

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Khi đã gọi là lễ hội thì đã trở thành một nền văn hóa riêng của một vùng miền, tuy pháp luật đã có quy định nhưng đây chỉ mới được áp còn việc phổ biến thì cần thời gian đối với những vùng sâu vùng xa. Thiết nghĩ rất khó để có thể nói bỏ là bỏ cái lễ hội đã có lâu đời.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mongtho1710 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #513934   19/02/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình thực sự không biết là những lễ hội này có ý nghĩa gì nhưng mình thấy những hành vi như chặt trâu, chém lợn thật sự là quá kinh khủng. Dù biết là những con vật này nuôi rồi cũng thịt ăn thôi nhưng chém chúng từ từ cho đến chết như vậy thật là quá tàn nhẫn…..

    Cập nhật bởi hoangtung2402 ngày 19/02/2019 10:34:03 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangtung2402 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #513964   20/02/2019

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Nói thật là bình thường thấy giết gà, giết vịt làm thịt ăn là cũng thấy tội rồi nói chi là đến giết bò, giết heo, nhưng vì đó là nhu cầu của cuộc sống nên mới làm như vậy, còn việc tổ chức lễ hội chém giết động vật như này thì thật đáng sợ, nên việc từ bỏ lễ hội này cũng là điều nên làm, thể hiện tính nhân văn hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangthingochuong vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #514244   25/02/2019

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Mỗi lần mà xem lễ hội đâm trâu của người đồng bào đều thấy tội tội sao á. Nhìn hơi dã man. Nếu quy định mới này được áp dụng trong thực tế chắc sẽ giảm bớt phần nào những lễ hội tương tự như vậy. Nhưng khổ nỗi thường các lễ hội này lại là 1 phần văn hóa của người ta, đâu thể nói bỏ là bỏ ngay được.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphuong2804 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #514249   25/02/2019

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Lễ hội là bản sắc, là nét văn hóa đặc trưng cho từng vùng miền, nó cũng giống như một món ăn tinh thần của địa phương. Là những người ở vùng miền khác thì mình khó có thể hiểu hết được ý nghĩa của lễ hội trong đời sống xã hội của địa phương đó. Đúng là lễ hội đâm trâu hay chém lợn sẽ khiến không ít người sợ hãi nhưng theo quan điểm của mình thì vẫn tổ chức những lễ hội đó nhưng phải tìm cách để tổ chức lễ hội văn minh hơn, dễ được chấp nhận hơn thay vì loại bỏ hẳn những lễ hội đó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tranxuandung991994 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #514283   26/02/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Luật chăn nuôi ra đời có rất nhiều quy định về bảo vệ động vật trong hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ động vật. Tuy nhiên, các lễ hội này bắt nguồn từ lâu đời, là phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc, nếu không cho giết trâu, lợn trong các lễ hội này thì cũng rất không phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lunakhung123 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #514714   28/02/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Lunakhung123 viết:

    Luật chăn nuôi ra đời có rất nhiều quy định về bảo vệ động vật trong hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ động vật. Tuy nhiên, các lễ hội này bắt nguồn từ lâu đời, là phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc, nếu không cho giết trâu, lợn trong các lễ hội này thì cũng rất không phù hợp.

    Không cho đâm trâu chém lợn thì vẫn có cách khác để tổ chức lễ hội mà bạn. Nói như bạn chẳng lẽ cứ lâu đời là luôn luôn phải giữ lại dù nó có lạc hậu tới đâu. Ví dụ như tảo hôn ấy, cũng có tính lâu đời, là tập quán của nhiều vùng miền, như vậy bỏ đi cũng " không hợp lý " à? Cái lễ hội đâm trâu này thật sự rất dã man, bị nhiều người, quốc gia trên thế giới lên án, pháp luật phải nghiên cứu kỹ càng để đưa ra quy định như vậy chứ không phải ngày một ngày hai. Xã hội văn minh luôn phải bỏ đi những cái không phù hợp, lạc hậu chứ không thể viện lý do là lâu đời, tập quán để ôm khư khư những cái phong tục ấy được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tientaetae vì bài viết hữu ích
    huynhluuminhthu (12/07/2019)
  • #514309   26/02/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Biết rằng lễ hội là bản sắc dân tộc, thể hiện truyền thống, bản sắc nhưng quan điểm mình lại thấy việc đâm chém như vậy là rất tàn nhẫn. Bây giờ bỏ qua các quan điểm cá nhân, cứ theo pháp luật mà thực hiện thôi, bởi lẽ không có quy định luật nào xây dựng lên mà không có căn cứ, cơ sở thực tiễn cả.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tientaetae vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #514310   26/02/2019

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Thực ra, việc muốn loại bỏ tập tục này đã có từ lâu trong khi để đem lại niềm vui cho con người loài động vật, cụ thể ở đây là trâu bò. 

    Dù sao, cũng không thể phủ nhận rằng những lễ hội "đâm trâu", "chém lợn" này không phải là nét văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhìn một cách khách quan, đây vẫn là một "nét văn hoá dân tộc Việt Nam" là hiện tượng phản ánh nhận thức, nội dung, bản chất của dân tộc Việt Nam chỉ có điều là nó không được đẹp mà thôi, vì nó quá dã man và hiếu chiến. Do đó, một cách khách quan, những lễ hội "đâm trâu", "chém lợn" đã hiển nhiên phản ánh nhận thức, nội dung, bản chất của dân tộc Việt Nam là "không được đẹp",! Khi ta đã nhận ra rằng nó "không được đẹp", "quá dã man và hiếu chiến", thì ta cần phải tìm cách sửa đổi. Mình nghĩ không nên bỏ vì đây là phong tục tập quán hoặc có thể thay đổi để thể hiện nhân đạo đối với con vật hơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhkhoayentam vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #514686   28/02/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình thấy những lễ hội như đâm trâu, chém lợn là nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, xã hội càng văn minh con người ngày càng tiến bộ thì nên hạn chế những hành vi man rợ đối với động vật. Theo quy định của Luật Chăn nuôi 2018 thì không đánh đập, hành hạ vật nuôi; hạn chế gây sợ hãi, đau đớn khi giết mổ. Theo mình thấy đây là một quy định tiến bộ và cần mọi người dân nghiêm túc thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #514722   28/02/2019

    Có vẻ mọi người đọc thiếu quy định của luật chăn nuôi mới nhất, Luật chăn nuôi phạm vi của nó là các hoạt động chăn nuôi có tính chất lợi nhuận/kinh tế, trong Đ 1 và Đ 2.1 thể hiện, đối với hoạt động mang bản chất khác thì phải căn cứ vào pháp luật chuyên ngành, ngoài ra trong luật chăn nuôi có Đ 72.2 thể hiện việc "... hài hòa với ..." như vậy hiểu là căn cứ làm nền là hoạt động tôn giáo và việc quy định của các Đ 69 đến 71 phải phù hợp với tôn giáo.

    Cập nhật bởi money.inc.cop@gmail.com ngày 28/02/2019 08:48:51 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn money.inc.cop@gmail.com vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #515665   24/03/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình ủng hộ việc xóa bỏ các phong tục đâm trâu, chém lợn. Xã hội ngày càng tiến bộ, nhận thức của người dân cần phải được nâng cao, không chỉ ở trình độ văn hóa và tính nhân đạo cần phải được đưa lên hàng đầu. Con vật cũng có cảm xúc, sự sợ hãi và nỗi đau của nó. Thật không thể chịu nổi cảnh chúng bị hành hạ thể xác trước hàng ngàn người mà cũng chỉ vì mục đích "tế thần" hoặc tạo niềm vui cho con người,.....

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    huynhluuminhthu (12/07/2019) AryaStark (24/02/2020)
  • #515671   24/03/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình thấy những lễ hội này dù là truyền thống nhưng về cơ bản nó khá là tàn bạo. Đâm trâu, chém lợn để chúng chết từ từ thật sự mà nói nếu không nhìn thấy thì thôi chứ nếu lỡ nhìn thấy chắc nhiều người sẽ ám ảnh. Vì vậy, việc ko tổ chức các lễ hội này nữa mình nghĩ là điều cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangtung2402 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #518893   25/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Luật pháp luôn đi theo để điều chỉnh xã hội. Có những điều ngày xưa phù hợp nhưng ngày nay đã lỗi thời. Có lẽ, cuộc sống ngày càng phát triển và trước lối sống vật chất của một số bộ phận người trong xã hội, con người lại hướng về với giá trị nhân đạo - vốn là cốt cách của người Việt. Nhân đạo ở đây không chỉ là lòng nhân đạo giữa con người đối xử với nhau, mà còn là đối với những con vật. Việc đâm trâu, giết bò một cách từ từ như trong các lễ hội mang lại cảm giác sợ hãi, bạo lực và sự thương hại của người xem. Không nhất thiết phải bỏ lễ hội, vì nó đã gắn liền với đời sống tinh thần của người dân địa phương, nhưng tại sao không làm hình ảnh giết mổ trâu bò trở nên 'nhân đạo' hơn? Thay vì giết sồng, giết từ từ thì có thể gây mê cho con vật trước, hoặc giết mổ tại lò rồi đem ra tượng trưng cũng được mà?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn An_Pisces vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #518908   26/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Mình đoán, phép vua sẽ phải thua lệ làng. Rõ ràng có rất nhiều lễ hội, truyền thống văn hóa đang dần bị mai một và cần được duy trì và phát triển. Vậy tại sao lại phân biệt lễ hội đâm trâu, chém lợn là cần bị bỏ như như thế. Suy nghĩ đơn giản đó cũng là lễ hội, cũng chỉ là lễ hội thôi và xứng đáng được đối xử như tất cả các lễ hội khác trên toàn quốc. Chứ không phải bị kỳ thị và bãi bỏ đi một lễ hội, một nét văn hóa.

     
    Báo quản trị |  
  • #519102   27/05/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình thấy sẽ khó có thể xóa bỏ được, vì đã là phong tục lâu đời, thấm nhuần vào tư tưởng của người dân rồi, giống như việc tảo hôn,bắt vợ đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biết là vi phạm nhưng cũng chưa ngăn chặn hết được vì đó là tục lệ của họ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)
  • #519128   27/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Mình thấy, việc bãi bỏ các lễ hội chém trâu, chém lợn này là nhân văn và hợp lý. Vẫn biết đó là phong tục, là văn hóa vùng miền nhưng không phải mọi cái cũ đều là tốt, chúng ta cũng nên bãi bỏ những phong tục đã không còn phù hợp trong xã hội ngày nay. Với lại,phong tục này cũng không được coi là nét đẹp hay nét đặc trưng về văn hóa của Việt Nam nên việc bãi bỏ là đúng pháp luật và hợp đạo đức nữa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    AryaStark (24/02/2020)