Hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước, Việt Nam tồn tại rất nhiều lễ hội gắn chặt với văn hoá nông nghiệp, trong đó đâm trâu, chém lợn,...
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Đây là những lễ hội truyền thống đã được tồn tại lâu đời nhằm mục đích tế thần linh, ăn mừng chiến thắng, mùa màng bội thu hay sự kiện quan trọng khác.
Tuy nhiên, hiện nay không ít ý kiến cho rằng những lễ hội này có nhiều yếu tố bạo lực, man rợ, như: trâu, lợn sẽ bị đập đầu, đâm, chém,... cho đến chết. Những hành vi này được xem là thiếu tính nhân đạo và có thể không phù hợp với quy định của Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ 01/01/2020).
Theo đó, mục 2 Chương V Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc đối xử nhân đạo đối với động vật, cụ thể:
- Trong chăn nuôi, vận chuyển: Không đánh đập, hành hạ vật nuôi (Khoản 4 Điều 69, khoản 3 Điều 70);
- Trong giết mổ: Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi; Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ (khoản 2, 3 Điều 71).
Như vậy, trong hoạt động chăn nuôi, chủ vật nuôi không được đánh đập, hành hạ, phải đối xử một cách nhân đạo với vật nuôi. Những lễ hội như đâm trâu, chém lợn có yếu tố bạo lực, tàn nhẫn với vật nuôi là không phù hợp với quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi tại Luật Chăn nuôi 2018.
Do đó, thiết nghĩ lễ hội đâm trâu, chém lợn nên loại bỏ những yếu tố bạo lực, phản cảm, thay trâu, lợn thật bằng mô hình, hạn chế mở rộng lễ hội,... để vừa phát huy được giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật.
Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 12/02/2019 11:40:53 SA
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!