Truyền bá chủ nghĩa khủng bố có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh không?

Chủ đề   RSS   
  • #605770 28/09/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (435)
    Số điểm: 3330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Truyền bá chủ nghĩa khủng bố có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh không?

    Hoạt động điện ảnh ở nước ta ngày một phát triển. Nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào sản xuất phim, điện ảnh. Nhưng vẫn có nhiều cá nhân vi phạm các quy định cấm của loại hình hoạt động này. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh?

     

    Nguyên tắc hoạt động điện ảnh là gì?

    Căn cứ Điều 4 Luật Điện ảnh 2022 có quy định về nguyên tắc hoạt động điện ảnh như sau:

    - Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của Nhân dân và hội nhập quốc tế.

    - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí.

    - Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh.

    - Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh.

    - Phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp quy luật thị trường và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ cho điện ảnh, ưu tiên vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn.

    - Tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh.

    Theo đó, khi tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, thì trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định pháp luật.

    Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh?

    Căn cứ Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 có quy định các chính sách về phát triển điện ảnh như sau:

    - Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

    - Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

    +Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;

    + Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác;

    + Tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam; giải thưởng phim và cuộc thi phim cấp quốc gia, quốc tế; liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài;

    + Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam;

    + Phát triển hoạt động lý luận, phê bình điện ảnh; tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh;

    + Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh;

    + Xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia;

    + Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường quay phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim;

    + Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh.

    -Nhà nước có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật.

    - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:

    + Sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật số để phát triển điện ảnh;

    + Cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo lãnh, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm bảo hiểm để phát triển điện ảnh;

    + Tài trợ, hiến tặng cho hoạt động điện ảnh và quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do tổ chức, cá nhân thành lập.

    Như vậy, Nhà nước ta có quy định về các chính sách để tạo điều kiện cho cá nhân tham gia phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh của nước nhà.

    Truyền bá chủ nghĩa khủng bố có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh không?

    Căn cứ Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:

    -Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:

    + Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;

    + Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;

    + Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;

    + Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

    + Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;

    + Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;

    + Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

    + Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;

    + Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;

    + Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;

    + Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.

    - Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

    + Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);

    + Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật này;

    + Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;

    + Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;

    + Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;

    + Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;

    + Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.

    Như vậy, hành vi truyền bá chủ nghĩa khủng bố được cho là một trong các hành vi cấm trong hoạt động điện ảnh

    Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy hoạt động điện ảnh nước ta đang ngày càng phát triển. Nhà nước ta luôn có những chính sách dành cho những tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển điện ảnh.

     
     
    84 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận