Truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp gặp người nguy hiểm đến tính mạng nhưng không giúp

Chủ đề   RSS   
  • #521926 28/06/2019

    macshn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp gặp người nguy hiểm đến tính mạng nhưng không giúp

    Chắc hẳn gần đây, các Dân Luật cũng đã biết về vụ việc Tài xế Vinasun va chạm với 2 thanh niên nam nữ đi xe máy. 

    Và nhiều nguồn thông tin cho rằng, tài xế sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo Điều 132 BLHS

    Điều 132 quy định người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 

    Việc tài xế bỏ mặc 2 người bị nạn thì đã bị xã hội lên tiếng dữ dội, nhưng mà điều luật thì lại gây nên luồng thông tin 2 chiều. Liệu nó đã hợp lý chưa? 

    Về mặt đạo đức, khi người khác gặp nạn, việc bỏ công sức giúp đỡ là chuyện thường tình, tôi không cần vu lợi gì từ những hành động ấy, nhưng mọi người nên nhớ, đấy là vấn đề đạo đức và con người có quyền không cần phải làm theo đạo đức.

    Còn về mặt pháp lý HÌNH SỰ, không có lí do gì mà tôi phải là người chịu trách nhiệm về tính mạng của người khác lúc đang nguy hiểm. Tôi không phải cảnh sát, cũng chả phải là bác sỹ, việc tôi hành động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, tính mạng của bản thân cũng như là tính mạng của người trong cuộc. "Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết". Như thế nào là tình trạng nguy hiểm đến tính mang? Như thế nào mà CÓ ĐIỀU KIÊN? Các ông có ở trong tình huống đó không mà dám mạnh miệng nói như vậy.

    Nhưng Luật là Luật, khi dùng nó, chúng ta cần phải tuân thủ 100%. Đừng bao giờ nghĩ rằng, Luật là như vậy, nhưng trong thực tế, chúng ta sẽ có thể xử lý linh hoạt. Đừng để quyền công dân bị tước đoạt bởi sự linh động trong quyết định của người khác. 

    Không biết ý kiến của các Dân Luật như thế nào? Mọi người hay cùng chia sẻ quan điểm cá nhân. 

     
    1357 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn macshn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527291   01/09/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    Cứu giúp người bị nạn không chỉ là tình người mà còn là nghĩa vụ. Tuy nhiên, không ít người cho rằng việc giúp người gặp nạn có thể đem đến không ít phiền phức cho bản thân như: bị cơ quan công an mời lên làm việc nhiều lần, bị người nhà nạn nhân hiểu lầm hành hung... từ đó dẫn đến tâm lý e ngại, không nhiệt tình trong việc cứu giúp những người gặp nạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #527305   01/09/2019

    Chắc là do tâm lý sợ dính dáng "không phải việc của mình mình không cần lo" với hiện trạng bây giờ nhiều người bị "vô cảm", theo xu thế đám đông thấy người khác giúp thì mình mới giúp nên mới xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #527309   01/09/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    Trinh_Ng viết:

    Chắc là do tâm lý sợ dính dáng "không phải việc của mình mình không cần lo" với hiện trạng bây giờ nhiều người bị "vô cảm", theo xu thế đám đông thấy người khác giúp thì mình mới giúp nên mới xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc như vậy.

    Một phần tâm lý sợ ảnh hưởng đến bản thân, một phần là do họ không có nghiệp vụ chuyên môn, làm người tốt cũng khó lắm, không khéo lại hại người hại mình. Cách tốt nhất là liên hệ với những người có đủ thẩm quyền xuống giải quyết hay cầu cứu với những người xung quanh. Dù sao có nhiều người cũng có nhiều cách giải quyết, miễn sao bản thân không cảm thấy hỗ thẹn là được.

     
    Báo quản trị |  
  • #529719   30/09/2019

    Hiện nay có rất nhiều trường hợp dàn cảnh tai nạn để cướp tài sản, hơn nữa còn có những trường hợp người nhà người bị nạn hành hung người đưa đi cấp cứu khiến nhiều người cũng e ngại, bối rối khi gặp trường hợp như trên. Nhưng chi bằng không làm gì thì cũng cố giúp bằng một cuộc điện thoại cấp cứu để người khác cứu nạn nhân. Làm khác đi có lẽ mọi việc sẽ khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #555448   23/08/2020

    Người được coi không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm. Đây là trường hợp tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân là do chính người phạm tội gây ra với lỗi vô ý nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại các điều luật khác. Người phạm tội cố ý gây thương tích nặng cho nạn nhân, biết nạn nhân ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và có điều kiện cứu giúp nạn nhân nhưng không cứu giúp dẫn đến nạn nhân chết.

     
    Báo quản trị |  
  • #568178   26/02/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1194)
    Số điểm: 8700
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Hiện tại chế tài cho hành vi này khá nhẹ, người vẫn xem thường tính mạng người khác mặc dù biết khả năng sẽ làm được điều tốt đẹp cho họ. Bên cạnh đó những  người "cầm cân, nảy mực" thiếu nghiêm minh, người dân "nhờn" luật là tất yếu. Khi những người chung quanh còn làm ngơ, thậm chí khuyến khích cũng tạo nên tiêu cực.

     

     
    Báo quản trị |