Truy nã là gì? Điều kiện ra quyết định truy nã là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #592585 21/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2138)
    Số điểm: 74826
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Truy nã là gì? Điều kiện ra quyết định truy nã là gì?

    Chúng ta thường được nghe cụm từ “truy nã” trên báo đài hay các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, liệu rằng đã hiểu rõ được truy nã tội phạm là như thế nào và điều kiện ra quyết định truy nã là gì hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề truy nã tội phạm, qua đó hỗ trợ về kiến thức pháp luật cho người dân để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân.

    Khái niệm truy nã 

    Truy nã tội phạm là hoạt động tố tụng hình sự - nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình.

    Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Truy nã được thực hiện bằng quyết định truy nã.

    Đối tượng bị truy nã

    Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, các đối tượng sau đây nếu bỏ trốn thì sẽ bị truy nã:

    - Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

    - Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.

    - Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.

    - Người bị kết án tử hình bỏ trốn.

    - Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.

    Điều kiện ra quyết định truy nã

    - Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:

    + Có đủ căn cứ xác định đối tượng tại mục (1) đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;

    + Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.

    - Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã;

    Trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.

    Thông báo lệnh truy nã

    - Quyết định truy nã phải được gửi đến:

    + Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;

    + Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    + Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);

    + Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);

    + Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;

    + Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

    - Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.

    (Điều 2, 4, 6 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC)

    Ai có quyền bắt tội phạm đang bị truy nã?

    Bất kỳ ai (người nào) cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

    Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

    – Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì có thể bắt người đang bị truy nã vào ban đêm.

     
    7296 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592620   22/10/2022

    Truy nã là gì? Điều kiện ra quyết định truy nã là gì?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ, mình xin bổ sung về nội dung cụ thể của quyết định truy nã như sau:

    Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, về nội dung quyết định nã quy định như sau:

    Nội dung quyết định truy nã

    1. Quyết định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;

    b) Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;

    c) Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;

    d) Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);

    đ) Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có);

    e) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.

    2. Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.

    Như vậy, trong quyết định truy nã phải có đầy đủ các nội dung tại khoản 1 Điều 5 nêu trên và trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.

     
    Báo quản trị |