Trường hợp sử dụng dự phòng, nguyên tắc xử lý rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #614084 16/07/2024

    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Trường hợp sử dụng dự phòng, nguyên tắc xử lý rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

    Ngày 11/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.

    Trong đó quy định các trường hợp được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và nguyên tắc xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    1. Trường hợp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

    Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

    - Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;

    - Các khoản nợ được phân loại vào nợ nhóm 5.

    Theo Khoản  2 Điều 11  Nghị định 86/2024/NĐ-CP, tổ chức tài chính vi mô sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

    - Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích;

    - Khách hàng là cá nhân bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.

    2. Nguyên tắc xử lý rủi ro

    Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau: (Khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP)

    - Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;

    - Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:

    + Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;

    + Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;

    + Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;

    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro trên.

    Ngoài ra, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.

    Như vậy, các trường hợp được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và nguyên tắc xử lý rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 11/7/2024.

     
    35 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận