Trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần xin giấy phép?

Chủ đề   RSS   
  • #578999 31/12/2021

    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần xin giấy phép?

    Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:
     
    - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
     
    - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
     
    - Sơ chế nhỏ lẻ;
     
    - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
     
    - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
     
    - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
     
    - Nhà hàng trong khách sạn;
     
    - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
     
    - Kinh doanh thức ăn đường phố.
     
    - Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
     
    Nếu không thuộc các trường hợp quy định trên, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu hoạt động mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
     
    "Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
     
    1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
     
    2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
     
    3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
     
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
     
    a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
     
    b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này."
     
    707 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    admin (31/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579523   22/01/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần xin giấy phép?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Pháp luật đặt ra một số trường hợp kinh doanh thực phẩm không cần xin giấy phép cho doanh nghiệp nhỏ lẻ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thành lập, hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phải xác định cụ thể tiêu chí doanh nghiệp nhỏ lẻ để áp dụng đúng quy định, tránh trường hợp doanh nghiệp hiểu sai mô hình của mình mà không xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

     
    Báo quản trị |