Trường hợp nào viên chức không phải cử đi biệt phái hoặc chuyển đổi công tác định kỳ?

Chủ đề   RSS   
  • #604619 09/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trường hợp nào viên chức không phải cử đi biệt phái hoặc chuyển đổi công tác định kỳ?

    Chuyển công tác định kỳ hay cử đi biệt phái là những hình thức nhằm nâng cao năng lực làm việc của viên chức trong nhiều môi trường khác nhau cũng như hạn chế tình trạng tiêu cực. Vậy trường hợp nào viên chức không phải cử đi biệt phái hay chuyển đổi công tác?
     
    truong-hop-nao-vien-chuc-khong-phai-cu-di-biet-phai-hoac-chuyen-doi-cong-tac-dinh-ky
     
    1. Trường hợp nào viên chức không phải đi biệt phái?
     
    Căn cứ Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định biệt phái viên chức được thực hiện như sau:
     
    - Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
     
    - Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
     
    - Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
     
    - Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
     
    - Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
     
    - Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
     
    - Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
     
    Do đó, trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện biệt phái chỉ thực hiện đối với viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
     
    2. Trường hợp nào chưa thực hiện chuyển đổi công tác đối với viên chức
     
    Theo Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của viên chức bao gồm:
     
    - Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
     
    - Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
     
    - Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
     
    - Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
     
    3. Tạm thời chuyển vị trí công tác viên chức
     
    Căn cứ Điều 46 Nghị định 59/2019/NĐ-CP ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với viên chức như sau:
     
    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ được quy định tại Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý người có chức vụ, quyền hạn quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn.
     
    - Việc lựa chọn áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ của từng vụ việc cụ thể và yêu cầu bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
     
    - Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác phải ghi rõ họ và tên của người có chức vụ, quyền hạn; thời gian tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; lý do tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; quyền và nghĩa vụ của người có chức vụ, quyền hạn bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác; hiệu lực thi hành.
     
    - Quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn phải được gửi cho người bị tạm đình chỉ, người bị tạm thời chuyển vị trí công tác khác, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đang công tác và nơi tiếp nhận người tạm thời chuyển vị trí công tác đến làm việc.
     
    - Trong trường hợp pháp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó.
     
    Như vậy, viên chức không được cử đi biệt phái chỉ thực hiện đối với viên chức nữ đang mang thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi, điều này cũng được quy định đối với trường hợp tạm thời không chuyển công tác đối với viên chức. Ngoài ra, viên chức đang bị kỷ luật, người đang trong quá trình tố tụng, đang học tập trung cũng được tạm ngưng chuyển công tác.
     
    1121 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (25/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận