Trường hợp nào thực hiện ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài?

Chủ đề   RSS   
  • #490999 04/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Trường hợp nào thực hiện ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài?

    Theo quy định tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC thì "Ủy thác tư pháp của Việt Nam là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự". 

    Tại Điều 13 Luật Tương trợ Tư pháp năm 2007, thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu; Triệu tập người làm chứng, người giám định ở nước được yêu cầu; Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    >>> Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài.

    Căn cứ vào các quy định khác nhau của pháp luật thì thông thường những vụ việc dân sự phải tiến hành ủy thác tư pháp là những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì hiện tại pháp luật chưa có điều khoản cụ thể để quy định trong trường hợp nào thì được thực hiện ủy thác tư pháp.

    >>>  Tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS năm 2015, quy định: : Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

    - Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

    - Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

    >>> “Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” cũng có thể được xác định qua việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015. Cụ thể:

    - Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

    - Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

    - Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

    - Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

    - Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

    - Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

    Như vậy, với các trường hợp trên thì việc ủy thác tư pháp được áp dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 04/05/2018 09:48:38 SA
     
    8334 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận