Trường hợp nào hoạt động tôn giáo được coi là xâm hại tới an ninh, trật tự, ATXH?

Chủ đề   RSS   
  • #600013 09/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trường hợp nào hoạt động tôn giáo được coi là xâm hại tới an ninh, trật tự, ATXH?

    Người dân thắc mắc rằng nhiều năm trở lại đây, một số lễ hội văn hoá, tôn giáo đã bị lợi dụng, “biến tướng” thành những hoạt động mê tín, dị đoan, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự. những hành vi cụ thể nào được coi là xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội? Pháp luật đã có quy định cụ thể chế tài xử lý đối với các hành vi này chưa?

    Theo đó, Bộ Công an có câu trả lời như sau:

    An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của Nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị, xã hội, còn trật tự, an toàn xã hội được quan niệm như một trạng thái xã hội ổn định, bền vững có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở của các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Trên thực tế, trong các lễ hội văn hóa đã xảy ra một số hành vi cụ thể xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội như: tham gia, tổ chức đánh bạc; xem bói; phát tán tài liệu, vật phẩm liên quan tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, chống Đảng, Nhà nước; tụ tập, gây rối trật tự công cộng…

    - Tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, có một số điều, khoản liên quan đến vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội lễ hội như sau:

    + Khoản 2 Điều 6: Người tham gia lễ hội có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự, an ninh; không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác...

    + Khoản 2 Điều 7: Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội; xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội... theo quy định pháp luật.

    + Khoản 1 Điều 8: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo được quyền tạm ngừng tổ chức lễ hội trong trường hợp tổ chức lễ hội gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    + Điều 21: Đối với hành vi vi phạm quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính (đối với tổ chức); xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (đối với cá nhân); nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật.

    Do đó, việc xử lý hành vi xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các lễ hội còn căn cứ vào các quy định pháp luật khác tại Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; Bộ luật Hình sự (Điều 318: Tội gây rối trật tự công cộng; Điều 320: Tội hành nghề mê tín, dị đoan; Điều 321: Tội đánh bạc)...

    Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về nội dung hoạt động tôn giáo như thế nào thì xâm hại tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an

     
    253 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (11/03/2023) ThanhLongLS (09/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận