Trường hợp nào được xét xử lưu động?

Chủ đề   RSS   
  • #437280 30/09/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Trường hợp nào được xét xử lưu động?

    Xét xử lưu động hiện nay vẫn chưa có khái niệm đựơc nêu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng có thể hiểu nôm na thế này là việc Tòa án đưa vụ án ra xét xử công khai không phải tại trụ sở Tòa án mà thường tại nơi tội phạm thực hiện.

    Cho đến thời điêm hiện nay, việc xét xử lưu động không được quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, có chăng cũng chỉ nằm trong các dạng chỉ thị, quyết định để thực hiện các chiến dịch phòng chống tội phạm, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Xét xử lưu động

    Ảnh: Luật Khoa Tạp chí

    Điều này, khiến cho các cơ quan xét xử không có cơ sở để xác định vụ án nào thuộc trường hợp phải xét xử lưu động, trường hợp nào không (duy chỉ có 1 số văn bản yêu cầu không xét xử lưu động đối với người phạm tội chưa thành niên nhằm tránh ảnh hưởng tương lai của họ sau này) khiến cho việc quyết định 1 vụ án có nên xét xử lưu động hay không đều mang cảm tính của cơ quan xét xử.

    Mục đích chính của việc xét xử lưu động này là để phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, nếu các vụ án trọng điểm chẳng hạn như vụ thảm sát 6 người Bình Phước, 4 người ở Yên Bái xét xử tại phòng xử án của Tòa thì sẽ không đủ chỗ để người dân có thể đến xem, hoặc một số vụ án muốn đưa ra để giáo dục pháp luật nhân dân nhưng nếu xét xử tại Tòa sẽ ít người đến xem.

    Đó là ý chí của nhà làm luật và của cơ quan xét xử, thế nhưng, thực tế việc xét xử lưu động này có thực sự mang tính giáo dục pháp luật hay không chỉ là nơi để người dân nhiều chuyện, tò mò còn những người trong cuộc lại bị khơi lại nỗi đau tinh thần, còn tàn nhẫn hơn cả câu chuyện giết người.

    Trong các vụ án xét xử lưu động, có lẽ chưa vụ nào mà tôi chưa coi nhiều như phiên xét xử lưu động vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước.

    Trước đó, công an, dân phòng bố trí rạp lều, rồi bục, ghế…để chuẩn bị cho phiên xét xử này, mọi người ở đó kéo nhau đi xem, đi xem không phải là để học tập hành vi nào bị trừng phạt ra sao, mà phần nhiều là vì tò mò, hiếu kỳ. Một số người cũng lợi dụng thời cơ để buôn bán khi phiên xét xử diễn ra, có người ở xa mà cũng phải nghỉ làm để đi xem. Ước tính khoảng hơn 1.000 người đi xem vụ này, chưa kể trộm cắp lợi dụng thời cơ đông đúc để thực hiện hành vi phạm tội. Phiên tòa xét xử lưu động cũng phần nào giải tỏa được sự tò mò của người dân.

    Còn phía những người trong cuộc, gia đình nạn nhân lại một lần nữa bị khơi lại nỗi đau, dù biết trước sau gì cũng phải đối diện, nhưng bạn cứ thử nghĩ nếu bạn đau buồn, có nhiều người đồng cảm với bạn, cứ xoa bạn rồi nói thôi đừng buồn nữa, hay đừng khóc nữa…như chính cách mà người dân tham gia phiên xét xử lưu động này thể hiện sự đồng lòng với gia đình nạn nhân thì bạn sẽ càng đau buồn hơn.

    Rồi còn gia đình của những người phạm tội này ra sao? Tôi có đọc bài báo này đó chia sẻ rằng, ngay tại phiên tòa xét xử lưu động đó mẹ của Dương và mẹ của Tiến cũng có đến tham gia, nhưng họ không dám lộ diện, họ ăn mặc che kín để không ai phát hiện ra mình, dân ở đó phát hiện chắc cũng xả cơn tức vào họ. Họ cũng đau đớn lắm chứ, cũng không thua gì nạn nhân, nhưng chỉ biết kìm nén cảm xúc, cũng chẳng dám xúc động mạnh vì sợ những người xung quanh phát hiện. Nhưng biết làm sao được, con dại thì cái mang.

    Xét từ nhiều khía cạnh đó rồi đem chúng lên bàn cân, một bên để giải quyết sự tò mò của người dân, một bên lại bị dấy lên nỗi đau xé lòng…Trong khi mục đích của phiên xét xử lưu động là mang tính giáo dục, phổ biến pháp luật mang ý nghĩa tốt đẹp nhưng thực tế nó lại mang ý nghĩa ngược lại, thiếu tính nhân văn như mục đích ban đầu chúng ta đặt ra.

    Đó là chưa kể đến bị can, bị cáo, việc xét xử họ được mang ra phô diễn cho rất nhiều người xem (khác với tại Tòa) có thể mang cho họ trạng thái bị kích động tâm lý…

    Vậy có nên giữ lại phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật bằng việc mở các phiên toà xét xử lưu động không? Nếu có thì cần có quy định pháp luật nói rõ trường hợp nào cần xét xử lưu động để tránh bị lạm dụng bởi vì thực chất việc xét xử lưu động tốn rất nhiều chi phí so với tại phòng xử án của Tòa?

     
    16352 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    phuonguyen2503 (01/10/2017) truongngoclieu (30/09/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #437282   30/09/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần


    Mình nói thật hiện nay kênh thông tin để biết quá trình xử án và kết quả đầy ra đó, những vụ án điểm thì từ quá trình điều tra đã được báo chí phản ánh không thiếu. Vì vậy hình thức xét xử này với mục đích là phổ biến kiến thức pháp luật và răn đe đã trở nên lỗi thời, gần như tuyệt đối người ta đến xem là vì tò mò và muốn biết mặt mũi tên tội phạm ra sao chứ chẳng ai quan tâm họ sẽ biết thêm được kiến thức gì từ việc tham gia xét xử lưu động này.

    Chỉ thấy tội cho những người thân của người phạm tội, chỉ biết cuối mặt cho dân chúng dèm pha bằng những câu nói xé lòng, nát tim. Tựu chung lại mình thấy hình thức này xưa thì phù hợp và nay thì đã trở nên lạc hậu, lợi thì ít mà hại thì nhiều. Các cơ quan chức năng nên xem xét lại.

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
  • #437285   30/09/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Xét xử lưu động là vi phạm pháp luật. Đó là sản phẩm "tố tụng" của thời kỳ pháp luật hình sự của nước ta chưa có, xâm phạm nghiêm trọng quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm của bị cáo.

    vi phạm nghiêm trong quy định của hiến pháp: 

    Điều 31  

    1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Vi phạm luật tố tụng hình sự:

    Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật

    Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #449110   09/03/2017

    Ngoài xét xử lưu động ra , những phiên tòa nào mà những người không liên quan có thể vào và tham gia xem nhỉ 

     
    Báo quản trị |  
  • #449111   09/03/2017

    htdat29
    htdat29

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 30 lần


    và tòa án xem lịch xét xử thì coi thôi, đa phần là xét xử công khai mà

     
    Báo quản trị |  
  • #449121   09/03/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    thanhchiencn  xét xử lưu động khác voiws xét xử thông thường ở chỗ là xử tại tòa, phòng xử án hay xử lưu động (ngoài tòa án thôi). muốn xem xét xửu thì bạn cứ vô tòa án xem lịch xét xửu hoặc cứ vô tòa thấy phòng nào đang xét xửu thì vào coi thôi... công khai mà... không ai cấm cản gì đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #468670   25/09/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 33 lần


    Những điều cần biết về phiên tòa xét xử lưu động

    Hiện tại Tòa án nhân dân tối cao chưa ban hành văn bản để hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn để lựa chọn, xác định những loại vụ án nào, tội phạm nào cần đưa ra xét xử lưu động. Tuy nhiên, trên thực tế, tòa án thường lựa chọn những vụ án điểm, những vụ án hình sự có tính chất điển hình về tội danh, hành vi phạm tội, các vụ án rất nghiêm trọng, được dư luận quan tâm, các loại tội phạm đang có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân như:

    - Mua bán trái phép chất ma túy;

    - Trộm cắp tài sản;

    - Giết người;

    - Vi phạm quy định về an toàn giao thông;

    Để tổ chức một vụ án xét xử lưu động, ngoài những tiêu chí lựa chọn nêu trên để bảo đảm sự thành công, hiệu quả của phiên tòa lưu động thì thông thường, chủ tọa phiên tòa sẽ có thêm một số tiêu chí để lựa chọn kèm theo như:

    - Bị cáo thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội;

    - Những vụ án tâm điểm;

    - Có ít đương sự được triệu tập;

    - Áp/dẫn giải thuận lợi;

    Địa điểm mở phiên tòa để xét xử lưu động thường là ở nơi xảy ra vụ án hoặc nơi bị cáo thường trú, tạm trú và có điều kiện thuận tiện để tổ chức phiên tòa như nhà văn hóa, sân vận động hội trường UBND xã, phường, trị trấn... là những nơi thuận lợi về giao thông, bảo đảm an ninh trật tự và tính tôn nghiêm của phiên tòa.

    Cập nhật bởi pukachi_kw ngày 25/09/2017 12:46:14 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #468849   26/09/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 2159
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 53 lần


    Đúng là tôi cũng băn khoăn với việc những phiên tòa xét xử lưu động này thật sự có tác dụng răn đe giáo dục cao hay không. Theo tôi thì không nên xét xử lưu động, vì có nhiều vụ án hiếp dâm, giết người với các chi tiết tỉ mỉ, rùng rợn được công bố, sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của những người tham dự, trong đó có trẻ em.

    Và thực tế hiện nay, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng khi xét xử lưu động, hành vi phạm tội bị phơi bày giữa đám đông thì nhiều người sẽ bắt chước hơn. Bên cạnh đó, việc xét xử cũng làm tốn kém thêm chi phí tổ chức, lực lượng phục vụ, bảo vệ phiên tòa... Cho nên vấn đề này phải nên cân nhắc và xem xét lại.  

     
    Báo quản trị |  
  • #469463   30/09/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    không biết tại các địa phương khác việc xét xử được người dân nơi đó theo dõi và xem xét thế nào, chứ thực tại địa phương mình nơi có nhiều người phạm tội về ma túy, địa phương cũng là địa điểm của xét xử lưu động, nhưng tỉ lệ người phạm tội cũng chẳng thấy giảm xuống. Việc xét xử lưu động chỉ kích thích được trí tò mò trong dân chúng, chứ tuyên truyền pháp luật việc tổ chức xét xử lưu động, trên thực tế chưa phát huy được hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #469507   01/10/2017

    Theo mình việc xét xử lưu động để tuyên truyền pháp luật, hay mang tính chất răn đe là có hiệu quả. Nhất là khi thực hiện tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ pháp luật của người dân còn hạn chế. Việc xét xử công khai là kênh phổ biến giáo dục pháp luật rất hiệu quả, để người dân tiếp cận quy định của luật ngay từ thực tế bản án, có người thật, việc thật. 
    Tuy nhiên, việc lựa chọn phiên toà để xét xử công khai cần cân nhắc cẩn thận vì rất có thể xảy ra tác dụng ngược không mong muốn. Ví dụ như:
    Việc bị cáo được đưa xét xử công khai trước đông người, thậm chí diễn ra ngay tại nơi sinh sống, quê hương của bị cáo sẽ ảnh hưởng đến con đường hoàn lương sau này. Việc được dư luận quan tâm, người dân trực tiếp chứng kiến, theo dõi sẽ ghi dấu ấn khó phai trong trí nhớ người theo dõi phiên toà, bản án dư luận dành cho người phạm tội có khi còn nặng nề hơn án phạt tù. Khi đó, mục đích cải tạo, giáo dục sẽ không còn, tạo thêm rào cản trong việc tái hòa nhập cộng đồng.
    Hoặc các vụ án có tình tiết bạo lực, "máu me", thủ đoạn gây án mất nhân tính khi được mô tả chi tiết, gây ảnh hưởng xấu đến người dân, nhiều kẻ theo đó mà "học tập".
    Theo mình, nên có văn bản quy định tiêu chí cụ thể nào để đưa một vụ án ra xét xử lưu động. Để tránh mất thời gian các cơ quan tư pháp lúng túng trong việc lựa chọn vụ án đưa ra xét xử lưu động và để lại những hậu quả khó lường. 
     
    Báo quản trị |  
  • #471315   17/10/2017

    danghaa_
    danghaa_

    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Việc xét xử lưu động nhằm đồng thời tuyên truyền pháp luật, răn đe hành vi phạm tội. Nhưng hầu hết các vụ án được xét xử lưu động là các vụ án nghiêm trọng, vậy liệu có ảnh hưởng tới tâm lý người dân khi công khai các tình tiết, chưa kể sẽ có những tội phạm sẽ bắt chước cách phạm tội, cách lách luật, cách lan trốn
     
    Báo quản trị |  
  • #471340   18/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thấy xét xử lưu động đúng là có 2 mặt, một phần là tuyên truyền pháp luật cho người dân biết đặc biệt là nơi vùng sâu vùng xa, nơi mà không được tiếp cận nhiều về thông tin pháp luật và trình độ dân trí thấp sẽ mang được tính giáo dục, bên cạnh đó đúng như nhiều bạn nói nó có thể ảnh hưởng đến tâm lsy của người dân dẫn đến " tội phạm".

     
    Báo quản trị |