Trường hợp bắt buộc có người bào chữa trong vụ án hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #528465 17/09/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    Trường hợp bắt buộc có người bào chữa trong vụ án hình sự

     

    Quyền bào chữa được ghi nhận là một trong những quyền quan trọng của người bị buộc tội, nó được là phương tiện pháp lý cần thiết để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thông thường sự tham gia của người bào chữa phụ thuộc vào ý chí của bị can; bị cáo; người bị tạm giữ hay người bị bắt và người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. 

    Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt luật quy định sự tham gia của người bào chữa vào trong vụ án không phụ thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo mà đây là quy định bắt buộc. Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự là quy định mang tính nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Theo đó, trong một số trường hợp đặc thù, do tính chất và hậu quả của tội phạm, hoặc do hạn chế về năng lực nhận thức, năng lực hành vi, dù bị can, bị cáo không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải chỉ định người bào chữa để đảm bảo quyền lợi cho họ. Trường hợp này pháp luật gọi là chỉ định người bào chữa. Chỉ trong 2 trường hợp đặc biệt sau nếu như những chủ thể có quyền được chọn mời người bào chữa mà không thực hiện quyền của mình thì  cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa  cho họ tại Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của họ được thực hiện một cách đúng pháp luật:

    - Trường hợp thứ nhất: Người bị buộc tội là bị can; bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình.

    Với việc quy định bắt buộc phải có người bào chữa với bị can, bị cáo có mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm, tù chung thân, tử hình (mức hình phạt của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) đã cho thấy pháp luật nước ta luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền con người.

    – Trường hợp thứ hai: Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

    Nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải đảm bảo quyền bào chữa đối với người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

    Bên cạnh đó, đối với trường hợp người bị buộc tội dưới 18 tuổi nhưng tới thời điểm khởi tố; truy tố xét xử người bị buộc tội đã đủ 18 tuổi thì trên tinh thần của Mục II.2b Nghị quyết 03/2004 NQ-HĐTP người bị buộc tội sẽ không được coi là trường hợp phải bắt buộc có người bào chữa nữa:

    “Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình; do đó, trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên, nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ mười tám tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng hình sự.”

    Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp:

    + Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;

    + Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý

    + Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

    Thời điểm tham gia bào chữa

    Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Mặt khác, trong trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

     

     
    16032 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    thanhchi080898@gmail.com (20/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận