Có thể thấy thì giao thông đường bộ lúc nào cũng là vấn đề nhiều người quan tâm, một câu hỏi đặt ra là Trưởng Công an cấp xã có quyền xử phạt xe máy dừng trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định không? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Xe máy dừng trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 34, điểm b khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
- Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
- Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Như vậy, thì xe máy dừng trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trưởng Công an cấp xã có quyền xử phạt xe máy dừng trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định không? (Hình từ Internet)
Trưởng Công an cấp xã có quyền xử phạt xe máy dừng trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ, e, g khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
- Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
- Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
- Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;
- Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Điều 9, Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Điều 18; khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
- Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Theo đó tại khoản 3 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân như sau:
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Theo quy định trên thì Trưởng Công an xã có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Hành vi xe máy dừng trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định thì bị phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng.
Cho nên Trưởng Công an xã có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe máy dừng trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.