Mến tặng các chị em phụ nữ, nhân dịp còn đúng 1 tháng nữa là tới ngày 20/10 - Ngày phụ nữ Việt Nam
Đứng trước tình hình nhiều cặp vợ chồng trẻ ly hôn đang ở mức báo động như hiện nay và lý do ly hôn đến từ nhiều phía, chẳng hạn như không tìm hiểu kỹ trước lấy nhau hay là kết hôn rồi mới thấy được điểm xấu của người kia hay là trong cuộc sống hôn nhận phát sinh những mâu thuẫn không thể giải quyết được buộc phải ly hôn…
Ly hôn là cái kết cho cuộc hôn nhân bị đổ vỡ không thể hàn gắn được, không những làm mất mát về tinh thần, tình cảm mà có khi một bên còn phải chịu mất mát về tài sản, nhất là đối với các bạn nữ - theo mình là người chịu thiệt thòi nhất nếu như cuộc hôn nhân bị đổ vỡ.
Để đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích chính đáng cho bạn nữ trong quan hệ hôn nhân gia đình, pháp luật cũng có dành những ưu tiên nhất định cho bên bất lợi khi cuộc hôn nhân đổ vỡ.
Vì vậy, chị em phụ nữ cần cần biết những điều này trước khi kết hôn:
Thứ nhất, từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện được phép kết hôn
Ví dụ bạn sinh ngày 01/02/1998 thì đến ngày 02/02/2016 bạn mới được phép kết hôn. Nếu bạn kết hôn trước thời điểm này thì coi như quan hệ hôn nhân giữa bạn và chồng bạn không được pháp luật thừa nhận.
Thứ hai, làm gì thì làm nhưng trước khi kết hôn cũng phải đi đăng ký kết hôn
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là bằng chứng để ràng buộc giữa 2 người dưng, không có quan hệ máu mủ ruột rà gì với nhau thành vợ, chồng của nhau và được Nhà nước thừa nhận. Có bằng chứng rồi thì quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên được xác lập và bảo vệ,
Thứ ba, ngoại tình có thể bị phạt tù
Đã có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nghĩa là đã có sự thừa nhận mối quan hệ vợ chồng này bởi cơ quan Nhà nước, bất kỳ một ai xâm phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm minh, trường hợp ngoại tình (sống chung như vợ/chồng với người khác) thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tùy mức độ vi phạm. Quy định này có trong Bộ luật hình sự 1999.
Thứ tư, phải phân biệt được cái nào là tài sản chung, cái nào là tài sản riêng
“Cuộc sống đâu lường trước điều gì, tình yêu có thể đến rồi đi…” Bởi vậy, mấy bạn nữ phải chuẩn bị tinh thần và nắm rõ các quy định liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng để dễ bề xử lý khi chuyện không may xảy ra:
Tài sản chung
|
Tài sản riêng
|
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn
|
- Phần tài sản chung được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung
- Tài sản vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
|
Như vậy, hiểu nôm na là bất kỳ tài sản nào vợ, chồng làm ra hoặc có được trong thời kỳ hôn nhân thì đều là tài sản chung.
Có trường hợp thực tế như thế này:
Cô gái nọ được mẹ cho một căn nhà, theo quy định thì căn nhà này sẽ là tài sản chung của vợ chồng, thế nhưng người chồng lại là người ỷ lại, không lo làm ăn, lại hay nhậu nhẹt, phá của...các kiểu. Cô gái này lo sợ người chồng phá của…nên không biết phải làm gì để có thể để dành căn nhà này cho 2 đứa con mình sau này.
Hướng dẫn: Mẹ cô gái có thể làm hợp đồng tặng cho riêng căn nhà này cho cô gái, nhớ là phải ra công chứng. Sau đó, tài sản đó được hợp thức hóa là tài sản riêng của người vợ, nhưng lưu ý là không được bán căn nhà này, nếu bán đi thì số tiền có được do bán căn nhà đó vẫn sẽ là tài sản riêng. Tuy nhiên nếu có phát sinh tranh chấp thì khó mà chứng minh được, trường hợp không chứng minh được đó là tài sản riêng, thì căn nhà này sẽ là tài sản chung của 2 vợ, chồng.
Còn nếu như bạn cho thuê căn nhà, thì tiền thuê là tài sản chung của 2 vợ, chồng.
Thêm một tình huống nữa:
Nếu bạn có chút đỉnh của cải thì mua nhà và hoàn thành các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất đứng tên mình trước khi đăng ký kết hôn, còn nếu như mua nhà mà hoàn thành các loại giấy tờ này dù cho đứng tên mình sau khi đăng ký kết hôn thì căn nhà đó hẳn sẽ là tài sản chung của vợ, chồng bạn.
Thứ tư, các trường hợp mà người chồng không được quyền ly hôn với bạn
Nếu bạn đang trong tình trạng thuộc 1 trong 2 trường hợp sau thì chồng bạn không có quyền ly hôn với bạn:
- Bạn đang mang thai.
- Bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Lưu ý: dù cho đứa con này là con của ai)
Thứ năm, chồng bạn không có quyền “đuổi” bạn ra khỏi nhà ngay khi ly hôn
Áp dụng đối với trường hợp căn nhà đó là sở hữu riêng của chồng bạn, đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nếu bạn có khó khăn về chỗ ở thì bạn được quyền tiếp tục ở đó trong vòng 06 tháng kể từ ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa đôi bên.
Thứ sáu, khi ly hôn thì người chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng
Cấp dưỡng đối với con là quy định bắt buộc, còn cấp dưỡng đối với vợ khi vợ trong tình trạng khó khăn, túng thiếu có lý do chính đáng để yêu cầu cấp dưỡng.
Nguồn: Luật hôn nhân gia đình 2014
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 20/09/2016 11:15:13 SA
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 20/09/2016 11:10:51 SA