TỔNG HỢP GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI TÌNH HUỐNG MÔN HỢP ĐỒNG

Chủ đề   RSS   
  • #447560 22/02/2017

    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    TỔNG HỢP GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI TÌNH HUỐNG MÔN HỢP ĐỒNG

    >>> 12 loại hợp đồng bắt buộc theo mẫu

    >>> Tất tần tật các văn bản liên quan đến hợp đồng

    >>> Những điều khoản sai sót có thể làm hợp đồng vô hiệu

    >>> Những vấn đề liên quan đến hợp đồng tại BLDS 2015 và Luật thương mại 2005

    >>> Những loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản

    >>> Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

    >>> Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự ?

    >>> Hợp đồng lao động: tổng hợp giải đáp thắc mắc

    Hằng ngày để thảo mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, mỗi người chúng ta xác lập nhiều giao dịch khác nhau, trong đó có giao dịch pháp lý gọi là hợp đồng. Hợp đồng không chỉ là một công cụ pháp lý thông dụng mà còn là một căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ về nghĩa vụ, đồng thời “hợp đồng” còn là một chế định pháp lý có vai trò quan trọng của hệ thống pháp luật dân sự trong việc tác động tích cực đến các giao lưu dân sự và phát triển kinh tế đất nước. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các bạn những thông tin cần thiết về các văn bản liên quan đến các loại hợp đồng, tài liệu tham khảo và cách làm tập môn hợp đồng cho đạt kết quả tốt nhất.

    I) CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG:

    1) Bộ luật dân sự 2015

    2) Luật Thương mại 2005

    3) Bộ luật lao động 2012

    4) Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động.

    II) MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG:

    1) 101 hỏi - đáp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng / Hoàng Lê . - Hà Nội : Lao động, 2007. - 229 tr.

    2) Tập bài giảng pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng / Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh - Khoa luật Dân sự . - Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2011. - 453 tr.

    3) 101 hỏi đáp về hợp đồng vay, thuê, mượn tài sản / Hoàng Lê . - Hà Nội : Lao động, 2007. - 206 tr

    4) Bình luận khoa học bộ luật dân sự : Phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự / Trương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Mai Hiên, Nguyễn Thị Hồng Thương . - Hà Nội : Lao động, 2009. - 627 tr.

    5) Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam. Bản án và bình luận án : Sách chuyên khảo. Cuốn 2, Bản án số 94 - 186 / Đỗ Văn Đại . - Xuất bản lần thứ 3. - Hà Nội : Hồng Đức, 2016. - 741tr

    6) Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam / Đinh Thị Mai Phương . - Hà Nội : Tư pháp, 2005. - 187 tr.

    7) 150 văn bản quản lý nhà nước, hợp đồng dân sự, lao động, kinh tế và thương mại, các biểu mẫu về thủ tục hành chính và các loại đơn từ, giấy tờ nhân sự khác, hồ sơ về dự án đầu tư nước / Phạm Thanh Phấn, Nguyễn Huy Anh

    8) Thực hiện hợp đồng hàng hóa ngoại thương theo luật thương mại Việt Nam, luật dân sự và thương mại Thái Lan, công ước viên 1980 / Lê Anh Tuấn . - Tp Hồ Chí Minh : Trường Đại học Luật, 2002. - 45 tr.

    III) CÁCH LÀM BÀI TẬP MÔN HỢP ĐỒNG (MÔN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG)

    Đối với môn hợp đồng dân sự thông dụng thì điều quan trọng nhất là phải xác định quan hệ phát sinh giữa các bên trong hợp đồng mang bản chất của loại hợp đồng nào, để từ đó có thể đi đến giải quyết quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng sao cho đúng với quy định pháp luật.

    Ví dụ về hợp đồng gửi giữ tài sản: Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công

    Bản chất của hợp đồng gửi giữ bên nhận giữ tài sản phải bảo quản, trông coi tài sản, bên gửi tài sản có nghĩa vụ nhận lại chính tài sản gửi giữ đó khi bên giữ thông báo, bên giữ không được sử dụng tài sản đó.

    TTXX: Quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trong đó chị A là người sử dụng thẻ ATM có 20 triệu trong tài khoản. Nhưng khi chị đến rút thì số tiền lúc này trong tài khoản không còn nữa. Chị A khởi kiện ra Tòa yêu cầu Ngân hàng phải trả lại cho chị số tiền nêu trên. Vậy trong trường hợp này, giữa chị A và ngân hàng tồn tại quan hệ hợp đồng gửi giữ hay không hay hợp đồng khác bởi có quan điểm cho ràng, tiền chị A bỏ vào thẻ và chỉ khi nào cần thiết chị mới rút số tiền đó thì ngân hàng ở đây đang thực hiện nghĩa vụ giữ số tiền cho chị. Tòa án thực tiễn theo hướng xác định đây là hợp đồng gửi giữ

    Tuy nhiên, hợp đồng gửi giữ ngoài nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản thì tài sản thì người nhận giữ không được sử dụng tài sản đó và nhận giữ các gì thì trả lại chính cái đó, thực tế, ngân hàng vẫn sử dụng số tiền này (không đáp ứng bản chất hợp đồng gửi giữ), ngoài ra chị A còn được trả lãi suất dù rất thấp cho số tiền trong thẻ của mình và số tiền ban đầu chị bỏ vảo là 100 tờ 200000 đồng chẳng hạn nhưng khi rút tiền thì sẽ không còn y nguyên mệnh giá tiền như vậy nữa. Vì vậy hợp đồng giữa chị A và ngân hàng không phải là hợp đồng gửi giữ mà là hợp đồng vay tài sản.

    3. 

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 22/02/2017 06:32:14 CH Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 22/02/2017 06:30:03 CH
     
    48649 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #388671   21/06/2015

    kuan2409
    kuan2409

    Male
    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

    Thưa luật sư,

    Luật sư cho em hỏi cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng như thế nào ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #401556   06/10/2015

    chanlynguyen
    chanlynguyen

    Female
    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    XIN ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ HĐDVPL

    Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý của cty luật với các cty khác là loại hợp đồng gì ạ?. HĐDVPL giữa công ty luật, văn phòng luật sư và khác hàng nói chung (Doanh nghiệp, công ty và cá nhân bình thường) là loại hợp đồng gì và khi phát sinh tranh chấp thì chịu sự điều chỉnh của luật nào ?

    Có 2 luồng ý kiến khác nhau:
    1/ Cho rằng hợp đồng này đơn thuần là hđ dân sự vì : theo luật luật sư cho rằng cung cấp dịch vụ pháp lý không phải là hình thức kinh doanh.( Nếu nhìn về khía cạnh luật luật sư)
    2/ Cho rằng đây là hđ thương mại,vì việc cung cấp dịch vụ là một hình thức thương mại,có thu lợi nhuận.Đồng thời cty luật cũng hoạt động và thực hiện nghĩa vụ thuế như các cty khác thôi.(nếu nhìn theo luật thương mại)

    Xin luat sư giải đáp giúp em. Xin chân thành cảm ơn !

    Chanly

    Nguyễn Thị Chân Lý

     
    Báo quản trị |  
  • #551170   02/07/2020

    trả lời

    ý 2 theo điều khoản bao nhiêu của luật thương mại vậy ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dule2601 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/07/2020)
  • #403895   26/10/2015

    eriko1907
    eriko1907

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp trong hợp đồng ký cược

      Ngày 10.1.2012 chị Lưu Thị Hương có gặp bà Hoàng Lan Hoa để thỏa thuận thuê của bà chiếc ô tô thương hiệu Audi (trị giá 2 tỷ đồng) để di du lịch thời hạn 1 tháng. Bà Hoa ngần ngại việc chị Hương là bạn nhưng chiếc ô tô lại là tài sản có giá trị lớn của bà. Hiểu được thái độ của bà Hoa, chị Hương thỏa thuận rằng, chị sẽ để lại chiếc nhẫn kim cương chị đang có (giá trị là gần 2,5 tỷ đồng) cho bà Hoa với ý định đặt cược để làm tin, và mong muốn rằng khi chị đi du lịch về chị sẽ trả tiền thuê chiếc xe, đồng thời nhận lại chiếc nhẫn đó từ bà Hoa. Sau khi thỏa thuận hai bên có làm hợp đồng thuê xe và kèm theo biện pháp ký cược chiếc nhẫn, bà Hoa có giao xe cho chị Hương và chị Hương cũng đã giao lại chiếc nhẫn kim cương của mình cho bà Hoa.

        Ngày 10.2.2012, sau chuyến du lịch của gia đình, chị Hương có mang xe đến trả cho bà Hoa thì bà Hoa không có nhà. Chị lại đánh xe về sau khi liên lạc và nhận được sự đồng ý của bà Hoa kéo dài thêm hai ngày nữa do bà có việc gia đình chưa thể về được.
         Ngày 12.2.2012, chị Hương lại tiếp tục liên lạc với bà Hoa với mục đích hẹn gặp để trả xe, tiền thuê xe cho bà nhưng không liên lạc được. Chị Hương có đến nhà nhưng cũng không gặp được. Nhiều lần sau đó không gặp được, chị Hương phát hiện ra là bà Hoa không muốn gặp cũng như không muốn nhận lại chiếc xe của mình mà thay vào đó bà muốn giữ lại chiếc nhẫn kim cương của chị.
         Ngày 12.5.2012, bất ngờ chị Hương gặp lại bà Hoa tại một cửa hàng. Sau khi trao đổi qua lại, chị Hương mới biết được bà Hoa đã bán chiếc nhẫn kim cương của chị với giá 2,3 tỷ đồng cho người khác và ngỏ ý muốn sang tên chiếc xe Audi cho mình nhưng không hoàn lại giá trị chênh lệch. Về phần mình, chị Hương không chấp nhận, phần vì đó là kỷ niệm của chồng chị, phần vì giá trị của chiếc nhẫn lại lớn hơn chiếc ô tô của bà Hoa nên chị yêu cầu được trả lại xe và nhận lại chiếc nhẫn đó.
    Hai bên xảy ra tranh chấp.
       Hỏi 
    1. Có những hợp đồng nào được xác lập trong tình huống trên, những hợp đồng nào hợp pháp? Những hợp đồng nào vô hiệu? Tại sao? Giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ trên?
    2. Tranh chấp trong tình huống trên là gì? Tại sao?
    3. Giải quyết tranh chấp nêu trên? Đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng cho lập luận của mình?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eriko1907 vì bài viết hữu ích
    trthmnhat (27/06/2020)
  • #407428   22/11/2015

    lydiem
    lydiem

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự.

    Những thay đổi pháp lý có thể xảy ra liên quan đến chủ thể trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng?

    cho e hỏi có bao nhiêu trường hợp làm thay đổi pháp lý liên quan đến chủ thể trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #341245   26/08/2014

    totnt2486
    totnt2486

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Những căn cứ pháp lý. Những giai đoạn cơ bản của việc giải quyết chanh chấp

    Ngày 15-4-2014, Công ty TNHH Sinh Lợi có trụ sở chính tại quận Ba Đình thành phố Hà
    Nội (Bên A) và Công ty cổ phần Đại Đức có trụ sở chính tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
    (Bên B) ký với nhau một bản hợp đồng. Theo đó, Bên B bán cho Bên A một số hàng hoá trị giá
    1.750.000.000 đồng, giao thành 2 đợt cho chi nhánh Bên A tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
    Bên A thanh toán chậm nhất sau 10 ngày nhận hàng. Mỗi vi phạm của các bên về tiến độ giao
    nhận cũng như chất lượng hàng hoá phải chịu phạt 2% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
    Vì đợt 2 giao hàng chậm 15 ngày nên đã gây thiệt hại cho Bên A, tính ra là 80.000.000
    đồng. Ngoài tiền phạt 40.000.000 đồng, Bên A còn đòi tiền bồi thường thiệt hại, tổng cộng hai
    khoản là 120.000.000 đồng. Đồng thời, bên A không thanh toán nốt 230.000.000 đồng là số tiền
    của đợt hàng thứ 2 đã nhận. Hai bên đã nhiều lần gặp nhau nhưng không thống nhất được cách
    giải quyết.
    1) Hãy xác định tính chất của quan hệ hợp đồng này. Bên A có thể đòi tiền phạt và bồi
    thường thiệt hại hay không? Nêu những căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.
    2) Trường hợp A hoặc B đưa tranh chấp ra Toà án giải quyết thì đơn kiện có thể đưa đến
    những Toà án cụ thể nào? Hãy nêu những giai đoạn cơ bản của việc giải quyết tranh chấp này tại
    Tòa án với những giả định thêm của mình nếu thấy cần thiết.
    Em mong các luật sư giúp đỡ em làm bài tập này được tốt.
    Em xin trân trọng cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn totnt2486 vì bài viết hữu ích
    cuongvt5969 (17/07/2015)
  • #358290   23/11/2014

    lawphan
    lawphan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    căn cứ pháp lý của thư chào giá?

    Bên A gửi tới Bên B một thư chào giá thuê thuê mặt bằng của bên A. Bên B đã đồng ý các điều khoản mà bên A đưa ra GĐ bên B đã ký tên và đóng dấu đồng ý sẽ thuê mặt bằng của bên A. Bên B sau khi đồng ý đã chuyển vào tài khoản của bên A 1 tháng đặt cọc mặt bằng. sau khi ký hợp đồng sẽ chuyển tiếp 2 tháng tiền đặt cọc vào tk của bên A. sau khi ký hợp đồng bên A sẽ bàn giao mặt bằng cho bên B để sửa sang trang trý lại mặt bằng. thời gian bắt đầu tính tiền thuê kể từ ngày 01/01/2015, Nhưng sau hơn 1 tháng ký vào thư chào giá và chuyển tiền đặt cọc 1 tháng cho bên A thì bên B lại nhùng nhằng không muốn ký vào hợp đồng cho thuê với ý là muốn thương lượng lại giá thuê. Nhưng bên A thì ko muốn. Vì bên B cứ như vậy nên bên A muốn hủy giao kết và tìm đối tác khác. Em muốn hỏi là thư giao kết đó có căn cứ pháp lý để bên A hủy giao kết và phạt khoản đặt cọc của bên B ko? vì trong thư chào giá đó có ghi rõ là nếu 2 bên không thể ký hợp đồng do lỗi của bên B thì bên A sẽ không trả lại tiền đặt cọc. Bên B là một công ty của Nhật và bên A chính là cty của em. Mong luật sư tư vấn giúp

     
    Báo quản trị |  
  • #469641   03/10/2017

    princelovey0u
    princelovey0u

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cần tư vấn hợp đồng dân sự

    Công ty cổ phần Bình Minh ký hợp đồng bán 10 tấn gạo cho công ty cổ phần Việt Hà với giá trị là 150 triệu đồng. Hợp đồng do giám đốc hai công ty trực tiếp ký kết. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty cổ phần Bình Minh đã giao đủ hàng cho công ty Việt Hà. Hết thời hạn thanh toán, Cty Việt Hà mới chỉ thanh toán 50 triệu cho cty Bình Minh. Khi Cty Bình Minh yêu cầu cty việt hà thanh toán số tiền còn thiếu, Cty Việt Hà đưa ra lý do giám đốc – người đã ký hợp đồng trên là không đúng quy định. Do điều lệ công ty có quy định: Chủ tịch HĐQT là đại diện theo pháp luật của công ty và giám đốc chỉ được ký các hợp đồng dưới 100 triệu. Công ty Việt Hà đã dọa đưa  đơn đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

    1 xác định phạm vi đại diệ

    2 việc làm đơn gửi lên tòa có được tòa chấp nhận không? tại sao

     
    Báo quản trị |  
  • #450471   27/03/2017

    thuyet.sutu
    thuyet.sutu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trúng thầu nhưng chủ đầu tư không ký hợp đồng thì xử lý như thế nào?

    Các bác cho em hỏi với ạ.

    Trường hợp trúng thầu, nhưng chủ đầu tư không ký hợp đồng thì theo quy định của pháp luật xử lý như thế nào ạ??

     
    Báo quản trị |  
  • #475579   22/11/2017

    SarahCatherineStuart
    SarahCatherineStuart

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hủy hợp đồng trong du lịch

    Chào Luật sư, Cho em hỏi một tình huống như thế này:

    Công ty TNHH Nam quốc có trụ sở tại TP HCM và Hà Nội ký hợp đồng đưa 200 cán bộ công nhân của công ty đi tour du lịch thái lan 5N4Đ  với mức giá 5.000.000 đồng từ ngày 29/4/2017. Đón khách 5h ngày 29/04 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đến hẹn , công ty Nam Quốc có mặt tại sân bay và được thông báo là tình hình  Thái Lan đang bất ổn, chuyến đi bị hoãn lại vô thời hạn cho đến khi tình hình ổn định, công ty Nam Quốc cho rằng công ty DL Quốc tế đã hủy tour và yêu cầu bồi thường. Tình huống này được giải quyết như thế nào khi  CTy DL Quốc tế bị thiệt hại vé máy bay Thái Lan đặt trước 2.000.000/khách, Land tour 2.000.000/khách. Cty TNHH Nam Quốc cũng thiệt hại vé máy bay HN-SG cho 100 nhân viên là 2.000.000/khách,lương mỗi công nhân là 350.000/ngày, Công ty TNHH Nam Quốc đã đặt cọc 200.000.000 VNĐ. Nếu là luật sư biện hộ cho Cty TNHH Nam Quốc?
     
    Báo quản trị |  
  • #476374   29/11/2017

    Về hợp đồng mua bán hàng hóa

    Nhờ anh /chị giúp em tình huống này với ạ

    Tình huống : bà Nguyễn Thị A là người đại diện  theo pháp luật của công ty TNHH A ký hợp đồng số 01/HĐ với ông Lê văn B là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH B. Các bên thỏa thuận như sau :

    CTy TNHH A bán cho cty TNHH B 300 tấn gạo nếp vào ngày 15/10/2017, đợt 2 : 200 tấn vào ngày 25/10/2017.

    Giải quyết tranh chấp : Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết tại Trung tâm trọng tài thương mại tại tp HCM

    Đến ngày 15/10/2017 công ty TNHH A giao hàng đợt 1 cho công ty TNHH B nhưng cty TNHH B từ chối nhận hàng vì chưa chuẩn bị đc kho chứa hàng. Cty TNHH A đã khởi kiện công ty TNHHB đến tòa án nơi doanh nghiệp  cty TNHH B đặt trụ sở chính.

    Hỏi :

    -Cty TNHH B có chịu trách nhiệm tài sản đối với cty A hay không ? Vì sao ?

    -Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp Cty TNHH B đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không ? Căn cứ văn bản pháp luật nào ?
    Em xin cảm ơn ạ :)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #480764   31/12/2017

    mymeohyleo
    mymeohyleo

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhờ luật sư tư vấn giúp con bài tập hợp đồng này ạ. Con cảm ơn ạ.

    A lái xe ô tô dừng bên trái đường quốc lộ, trên phần đường lưu thông của xe hai, ba bánh và người đi bộ, làm cản trở lối đi. B chạy xe máy phía sau đã phải vòng tránh xe của A bằng cách vượt lên bên trái của xe A, lấn qua hơn /2 đường dành cho ô tô. C chạy xe  máy cùng chiều, cố vượt qua xe của B bằng cách vượt trái xe của B, lấn qua 2/3 đường dành cho ô tô, nhưng lại va vào xe của B làm B ngã xe sang bên phải, trên mép giữa hai làn đường xe ô tô và xe máy. Cùng lúc D chạy xe ô tô, cố vượt lên bên phải xe của B, do không kiểm soát được tốc độ và thắng xe  kịp thời nên D đã cán qua xe của B, kéo xe của B đi một đoạn 10m thì mới dừng hẳn. Tai nạn làm B bị gãy chân, xe của B bị hư nặng. Hãy cho biết:

    a. Hành vi trái pháp luật và lỗi của các bên liên quan trong vụ án trên?

    b. Đưa ra hướng giải quyết? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lí?

     
    Báo quản trị |  
  • #489034   08/04/2018

    phuongthaoulaw
    phuongthaoulaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hậu quả pháp lý khi ký kết hợp đồng

    Trong công ty Luật hợp danh A có thành viên hợp danh D.Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:

    Luật sư D (thành viên hợp danh của công ty) đã ký kết hai hợp đồng tư vấn pháp luật: một hợp đồng ký nhân danh công ty với mức phí là 500 triệu đồng và một hợp đồng ký với tư cách cá nhân luật sư D với mức phí 300 triệu đồng. Hai hợp đồng này luật sư D đều tự mình ký và thực hiện. cho biết hậu quả pháp lý đối với hai hợp đồng trên?

     
    Báo quản trị |  
  • #489626   15/04/2018

    Tuoifancy
    Tuoifancy

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    e đang làm đề tài thảo luận về vấn đề hợp đồng.Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ luật sư

    Ngày 20/3/2015, Công ty TNHH A (sau đây gọi tắt là Công ty A) có trụ sở tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh ký Hợp đồng số 34/HĐĐN-06 mua khoai mì lát của Doanh nghiệp tư nhân B (sau đây gọi tắt là DNTN B) có trụ sở tại xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, do bà C làm chủ doanh nghiệp, số lượng 3.000 tấn, đơn giá 1,73 triệu đồng/1tấn, tổng giá trị hợp đồng là 5,19tỷ đồng.

    Ngày 09/5/2015, Công ty A tiếp tục ký Hợp đồng số 35/HĐĐN-06, mua khoai mì lát của DNTN B, số lượng 2.000 tấn, đơn giá 1,73 triệu đồng/tấn, tổng giá trị hợp đồng là 3,46 tỷ đồng (BL48).

    Tổng giá trị hai hợp đồng là 8,65 tỷ đồng.

    Công ty A đã thanh toán cho DNTN B bằng chuyển khoản 7 lần (từ ngày 22/3/2015) với tổng số tiền là 8 tỷ đồng.

    Ngày 04/6/2015, DNTN B có đủ hàng để giao nhưng do quá trình thu mua, thời hạn kéo dài, khoai mì đổi màu, Công ty A không nhận vì cho rằng chất lượng hàng không đạt, hai bên thoả thuận rằng DNTN B mua lại số khoai mì nói trên với giá 8 tỷ đồng và chịu lãi 160 đồng/1kg; tổng cộng DNTN B phải trả Công ty A 8,8 tỷ đồng với thời hạn thanh toán chậm chất là ngày 15/8/2015; nếu quá thời hạn trên mà không thanh toán thì DNTN B phải chịu lãi suất chậm thanh toán 1,1%/tháng (kể từ ngày 16/8/2015) và phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán là 5%/tháng (kể từ ngày 16/8/2006); cộng hai khoản là 6,1% /tháng trên số tiền còn nợ.

    DNTN B đã trả 800 triệu đồng, cụ thể: ngày 11/7/2015 trả 500 triệu đồng, ngày 10/8/2015 trả 100 triệu đồng; ngày 15/8/2015 trả 200 triệu đồng; còn 8 tỷ đồng tiền vốn hẹn đến ngày 30/9/2015 trả.Quá hẹn, DNTN B vẫn không trả được.

    Ngày 15/01/2016, kho hàng của DNTN B bị cháy làm thiệt hại trên 10 tỷ đồng nên DNTN B gặp khó khăn trong việc thanh toán cho Công ty A.

    Sau nhiều lần đòi nợ không thành, Công ty A quyết định kiện ra Tòa án.

    Câu hỏi:

    1. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc?

    2. Thỏa thuận về mức lãi và phạt 6,1%/tháng giữa công ty A và chủ DNTN B có hợp pháp không ? Căn cứ vào luật nào?

    3. Việc kho hàng của DNTN B bị cháy có là yếu tố để Tòa án cho phép DNTN B không phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cho DNTN B không?

     
    Báo quản trị |  
  • #491387   10/05/2018

    Bài tập môn hợp đồng

    có HD:ben A đặt tai HN,ben B ĐẶT TẠI tp hcm,A KÝ hợp đồng với b tau chi nhánh ben B tại BD,theo HD ben bên b bxua61t bán cho bên A 300 tấn đường loại 1 tại chi nhánh bên A tai Vinh tỉnh nnghe656 An,giao hàng chậm nhất là 10/7,bên A giao tiền chậm nhất 15 ngày.thực tế 16/7 mới giao hàng do sạc lở núi gây ắc tắc đường trong 2 ngay tai Quãng ngải.trong HD xuất khẩu do cty Viêng Chăng CHDCND Lào.bên A bị phạt và bồi thường 85trd.cuối T8 ben a vẫn chưa thanh toán,bên b kêu bên a boi62i thường HD với số tiền tính theo lãi suất NHNN ban hành.đầu T11 2 bên gặp gở để thương lương nhưng không thanh công

     

    hỏi:bên b có được miễn trách hnhie65m không?vì sao

    nếu bên A,B khởi kiện thì gởi đến đâu?vì sao

    thời hạn khiếu nại và khởi kiện đối với tình huống tranh chấp là bao nhiêu ngày

     

     
    Báo quản trị |  
  • #494104   13/06/2018

    Cho tôi hỏi khi ký hợp đồng với một nhóm người, khi nhóm người đó không cần tham gia BHXH thì có phải làm cám kết không

     
    Báo quản trị |