TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI HAY TÒA ÁN?

Chủ đề   RSS   
  • #384329 21/05/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI HAY TÒA ÁN?

    Tranh chấp là việc khó tránh khỏi trong quan hệ thương mại. Nhưng để giải quyết những tranh chấp đó, hai bên có thể lựa chọn những cách thức giải quyết khác nhau để đạt kết quả tốt nhất. Sau bài viết So sánh các phương pháp giải quyết tranh chấp thì bài viết này mình chỉ tập trung khai thác hai phương pháp Trọng tài thương mại và Tòa án.

     

    1/ Khái niệm:

    - Trọng tài thương mại: là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

    - Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bào thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

     

    2/ Thẩm quyền giải quyết:

    a) Trọng tài: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

    Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài:

    -Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

    - Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

    - Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

     

    b) Tòa án:

    - Các tranh chấp về hợp đồng trong kinh doanh giữa các thương nhân và đều có cùng mục đích lợi nhuận

    - Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có mục đích lợi nhuận

    - Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại và giải thể công ty

     

    3/ Giải quyết:

    a) Trọng tài:

    Thủ tục bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn gửi đến Trung tâm trọng tài:

    - Chọn và chỉ định Trọng tài viên

    - Công tác điều tra trước khi xét xử

    -Chọn ngày xét xử

    - Kết thúc xét xử

     

    b) Tòa án:

    - Khởi kiện

    -Hòa giải

    -Xét xử sơ thẩm

    -Xét xử phúc thẩm

    -Thi hành án

     

    4/Ưu điểm:

    a) Trọng tài:

    - Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử.

    - Được chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác.

    - Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín.

    - Trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

     

    b) Tòa án:

    - Tòa án là cơ quan nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phản quyết của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

    - Việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật.

    - Với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại hay trọng tài quốc tế.

     

    5/ Khuyết điểm:

    a) Trọng tài:

    - Trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên đôi khi các quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp.

    - Trong thực tiễn tình hình nước ta hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài quá lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng chi trả.

    - Khi không được thoả thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.

     

    b) Tòa án:

    – Các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng.

    – Tòa án xét xử công khai. Các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mất uy tín hay lộ bí mật kinh doanh nên đây là khuyết điểm lớn nhất.

    – Nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án là chính xác, công bằng nhưng  khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự.

    Bài viết nếu có sai sót mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thành viên DanLuat.

     

    Cập nhật bởi honhu ngày 21/05/2015 10:41:26 SA
     
    63377 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536143   31/12/2019

    Chọn cơ chế trọng tài hay là tòa án luôn là băn khoăn của DN đối với giải quyết tranh chấp thương mại. Nếu cần nhanh về thời gian thì các DN nên lựa chọn cơ chế trọng tài vì cơ quan này xử lý nhanh hơn. Hiện nay các DN đã ngày càng tin tưởng, lựa chọn cơ chế trọng tài xét xử nhanh nhưng không công khai, giúp hai bên có thể được bảo mật thông tin.

    Chi phí giải quyết vụ tranh chấp là một vấn đề mà DN cũng cần cân nhắc. Ở đây, mức án phí của tòa án theo mức do Nhà nước quy định và thường thấp hơn mức chi phí mà DN phải trả cho việc giải quyết bằng con đường trọng tài. bù lại, khi giải quyết bằng trọng tài thương mại thì việc giải quyết sẽ được nhanh hơn, linh động hơn về thời gian và địa điểm cũng như có thể giữ lại “hòa khí”, thiện chí của các bên tranh chấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #536144   31/12/2019

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Một điểm đáng lưu ý của việc giải quyết bằng trọng tài đó là một trọng tài viên hoặc một hội đồng trọng tài sẽ theo đuổi giải quyết tranh chấp xuyên suốt từ khi tiếp nhận đơn kiện cho đến khi tranh chấp được giải quyết xong và ra được phán quyết.

    Thông thường một tranh chấp do trọng tài thương mại giải quyết khoảng 5 đến 9 tháng là xong, có những vụ giải quyết chưa đầy ba tháng đã xong. Khi đó, trọng tài viên tìm hiểu rất kỹ vụ việc tranh chấp và tìm cách hòa giải cho các bên liên quan tìm cách khắc phục. Chẳng hạn, có vụ việc tranh chấp hợp đồng lắp đặt máy móc trong khi hòa giải họ đã tự nguyện bồi thường hợp đồng cho bên kia luôn.

    Cách làm việc của trọng tài viên cũng như cơ chế trọng tài rất linh động về thời gian và địa điểm (do hai bên tranh chấp lựa chọn chứ không bắt buộc phải đến trụ sở của cơ quan trọng tài như tòa án).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536186   31/12/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Trên thực tế đối với các vụ việc liên quan đến thương mại; mình thấy các doanh nghiệp thường theo hướng sử dụng trọng tài. Cũng dễ hiểu bởi đối với con đường Tòa án liên quan đến quyền lực Nhà nước. Việc sử dụng quyền lực công của Nhà nước vừa tốn kém thời gian, tiền của. Vì thế trọng tài thương mại trở lên nhanh chóng, tiện lợi hơn. Trọng tài phục vụ giá trị cơ bản của sự hợp tác, tự quản, quyền tự do thỏa thuận giữa các bên và làm giảm gánh nặng của quyền lực nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #538390   05/02/2020

    Chào bạn về vấn đề của bạn thì tôi có ý kiến như sau: Nên chọn trọng tài thuong mại để giải quyết vụ việc. Vì chọn trọng tài thuong mại thì thời gian được chủ động hơn và không khí trong buổi hòa giải sẽ thoải mái.
     
    Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp ít được cho bạn.
     
    Nếu có thắc mắt gì chưa rõ bạn cứ bình luận thêm nhé!
     
    Báo quản trị |