Trốn trách nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Chủ đề   RSS   
  • #422383 22/04/2016

    Ngoalongan

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2016
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Trốn trách nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

    Hiện nay, xã hội chúng ta tồn tại một thực trạng đáng quan tâm là cha, mẹ sau khi ly hôn thì cũng bỏ mặc con cái để cho người còn lại nuôi dưỡng. Việc cấp dưỡng sau khi ly hôn thực tế còn tồn tại nhiều khó khăn. Việc cấp dưỡng từ trước đến nay luôn bị xem là một món nợ khó đòi. Mặc dù pháp luật đã có những quy định hết sức cụ thể về vấn đề này.

    Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà ​có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này”

    Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.” Như vậy, người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải tự mình thực hiện, không được hoán đổi, quy đổi nghĩa vụ cấp dưỡng bằng bất cứ nghĩa vụ nào khác.

    Ngoài ra, để nâng cao tính răn đe, Điều 152 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

    Như vậy, rõ ràng nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng và hoàn toàn có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó cố ý từ chối, trốn tránh việc cấp dưỡng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định ở trên.

    Mở rộng vấn đề về việc xác định các khoản phí cấp dưỡng, theo điểm b mục 11 Nghị quyết 02/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng luật Hôn nhân và gia đình, “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.”

    Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nhất nhất một phương thức cấp dưỡng đã thỏa thuận từ trước, Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định “Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng [… ]” Như vậy, phương thức cấp dưỡng có thể linh hoạt theo từng hoàn cảnh, từng thời kỳ.

    Thông qua bài viết ngắn này, tác giả mong bạn đọc có thể hiểu thêm về tầm quan trọng của nghĩa vụ cấp dưỡng sau hôn nhân, và những ai đang bị thiệt thòi thì có thể kiện đòi lại những quyền lợi đáng lẽ phải thuộc về mình.

     

     

     

     

     

    Cập nhật bởi Ngoalongan ngày 22/04/2016 01:45:39 CH
     
    6697 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447655   23/02/2017

    Hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm. Nhưng thông thường trên thực tế thì đa số đều sẽ bị xử phạt hành chính

    Cập nhật bởi halinh29071995 ngày 23/02/2017 11:13:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #447672   23/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Càm ơn về bài viết hữu ích của bạn. Và qua đây mình xin có ý kiến như sau: Việc cấp dưỡng là nhằm bảo vệ đứa trẻ khi chúng phải sống với một người cha hoặc mẹ, đó là quyền lợi đảm bảo về mặt kinh tế để đảm bảo đứa trẻ có đủ điều kiện ăn uống, họ tập, đi lại. Trên thực tế cha mẹ thỏa thuận tôi nuôi con anh sẽ không phải cấp dưỡng, hay người cha người mẹ cho rằng mình đủ sức nuôi con và không cần gì đến số tiền cấp dưỡng từ người chồng, người vợ của mình. Liệu rằng hành động từ chối, thỏa thuận như vậy được Tòa án chấp nhận hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #482092   14/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Khi cha mẹ ly hôn, bên không phải nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng để phụ người kia được phần nào về kinh tế nuôi dưỡng con chung đến lúc trưởng thành. Pháp luật chỉ mang tình ràng buộc, tuy nhiên đã là cha là mẹ thì phải có trách nhiệm tự nguyện về phần này, để làm tròn bổn phận.

    Chứ không phải khi cha mẹ không còn tình cảm với nhau thì không còn trách nhiệm gì với con mình. Tuy nhiên, còn phải phụ thuộc vào hoàn cảnh của người còn lại, nhưng không nhiều thì cũng phải ích trong khả năng kinh tế của mình. Hãy là những người cha người mẹ có trách nhiệm.

     
    Báo quản trị |