Trợ giúp pháp lý là gì? Làm sao để được trợ giúp pháp lý miễn phí?

Chủ đề   RSS   
  • #613226 25/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Trợ giúp pháp lý là gì? Làm sao để được trợ giúp pháp lý miễn phí?

    Thông thường khi đến Toà án có có thể thấy có bộ phận trợ giúp pháp lý. Vậy, trợ giúp pháp lý là công việc gì, và làm sao để người dân được trợ giúp pháp lý miễn phí?

    Trợ giúp pháp lý là gì?

    Theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:

    Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

    Theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý là những người sau đây:

    - Người có công với cách mạng.

    - Người thuộc hộ nghèo.

    - Trẻ em.

    - Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    - Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

    - Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

    - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

    + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

    + Người nhiễm chất độc da cam;

    + Người cao tuổi;

    + Người khuyết tật;

    + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

    + Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

    + Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

    + Người nhiễm HIV.

    Như vậy, trợ giúp pháp lý là hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định dịch vụ pháp lý miễn phí.

    Làm sao để được trợ giúp pháp lý miễn phí?

    Theo Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định, khi có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí, các đối tượng theo quy định phải thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý. Cụ thể:

    - Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:

    + Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

    + Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

    + Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

    - Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

    + Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

    + Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

    + Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

    + Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

    Như vậy, khi thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí thì các đối tượng này sẽ phải làm thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý để được trợ giúp pháp lý miễn phí.

    Người được trợ giúp pháp lý sẽ được tư vấn pháp luật thế nào?

    Theo Điều 32 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tư vấn pháp luật như sau:

    - Người thực hiện trợ giúp pháp lý:

    + Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; 

    + Hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; 

    Đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.

    Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý.

    Như vậy, người được trợ giúp pháp lý sẽ được tư vấn pháp luật miễn phí những vấn đề như được hướng dẫn, nghe ý kiến, được giúp soạn thảo văn bản, giúp hoà giải, thương lượng, thống nhất vụ việc.

     
    59 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận